Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan mới đây đã cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ, đồng thời khẳng định nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.

WHO: Biện pháp phong tỏa chưa đủ để đánh bại COVID-19

23/03/2020, 06:09

Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan mới đây đã cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ, đồng thời khẳng định nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.

Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan - Ảnh: Reuters

Những gì chúng ta thực sự cần tập trung vào là tìm kiếm người bị bệnh, người mang virus và cách ly họ, và cách ly những người tiếp xúc với họ. Ngay bây giờ, nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ, dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại khi những biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa được gỡ bỏ", ông Ryan nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC hôm 22.3.

Đề ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, Mỹ và phần lớn châu Âu, Á đang áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc từng làm và đưa ra những hạn chế quyết liệt với hầu hết các công dân được yêu cầu làm việc ở nhà trong khi trường học, nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim… phải đóng cửa.

Tuy nhiên, chuyên gia Ryan viện dẫn việc áp dụng phong tỏa cùng với các biện pháp nghiêm ngặt như xét nghiệm mọi ca nghi nhiễm của các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc là mô hình mẫu cho các nước châu Âu, hiện đã thay thế châu Á trở thành điểm nóng của đại dịch COVID-19.

"Một khi chúng ta ngăn chặn được sự lây lan, chúng ta phải truy đuổi theo virus và chống lại nó", ông Ryan nói và cho biết nhiều loại vắc xin đang được phát triển nhưng chỉ mới có một loại bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ.

Khi được hỏi sẽ mất bao lâu để có vắc xin, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp WHO nói rằng mọi người cần phải thực tế. “Chúng tôi phải đảm bảo rằng loại vắc xin phải rất an toàn... có thể mất đến một năm nữa để đưa vắc xin vào sử dụng”, ông Ryan nói.

Trang Nhung (theo Reuters)

Bài liên quan
Người dân TP.HCM ăn mặn hơn nhiều so với khuyến cáo của WHO
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người chỉ nên sử dụng dưới 5g muối/ngày, trong khi đó tại TP.HCM trung bình mỗi người dân sử dụng lên đến 8,5g muối/ngày. Thói quen ăn mặn này sẽ khiến cho người dân có nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Biện pháp phong tỏa chưa đủ để đánh bại COVID-19