Các quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 9.3 đã cảnh báo rằng mối đe dọa COVID-19 bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu đang trở nên rất gần, nhưng nhấn mạnh dịch bệnh vẫn có thể được kiểm soát.

WHO: Nguy cơ COVID-19 thành đại dịch đang tiến rất gần

Hoàng Vũ | 10/03/2020, 06:13

Các quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 9.3 đã cảnh báo rằng mối đe dọa COVID-19 bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu đang trở nên rất gần, nhưng nhấn mạnh dịch bệnh vẫn có thể được kiểm soát.

“Các mối nguy cơ của đại dịch toàn cầu đang gia tăng khi coronavirus nhanh chóng lan rộng khắp thế giới từ châu Á, đến châu Âu, Trung Đông và giờ là một phần của Mỹ. Hiện tại, virusđã tạo được chỗ bám vững chắc tại nhiều quốc gia, điều này có nghĩa nguy cơ xảy ra đại dịch đang tăng lên”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên trong buổi họp báo ngày 9.3.

Tuy nhiên, ông Tedros cũng hoan nghênh thực tế rằng cho tới thời điểm hiện tại, chỉ một số ít các quốc gia có dấu hiệu duy trì lây truyền trong cộng đồng. Ông nói thêm rằng các nhà lãnh đạo thế giới không nên chủ quan, đồng thời kêu gọi các chính phủ tập trung vào cả việc ngăn chặn và giảm thiểu dịch bệnh lây lan.

Ngoài ra, người đứng đầu WHO cho biết 70% trong số hơn 80.000 trường hợp ghi nhận nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đã hồi phục và được xuất viện, và cho rằng Trung Quốc đang kiểm soát được dịch bệnh.

Theo CNBC, mặc dù Trung Quốc đang có dấu hiệu ngăn chặn được sự bùng phát dịch COVID-19 trong nước, nhưng coronavirus đang tăng tốc lây lan trên khắp các vùng lãnh thổ khác trên thế giới, gồm hơn 100 quốc gia với hơn 111.000 trường hợp nhiễm bệnh.

Trong đó hơn 80.000 ca bệnh tại Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19. Xếp sau Trung Quốc là Hàn Quốc với khoảng 7.500 ca bệnh. Theo sát là Ý với hơn 7.300 trường hợp và Iranvới hơn 7.100 ca, theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Trước tình hình đó, các quan chức của WHO đang ngày càng tiến gần hơn tới việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, ngay cả khi Trung Quốc và Singapore dường như đã ngăn chặn thành công sự lây lan.

“Khi virus đã có mặt ở 100 quốc gia với 100.000 trường hợp, đã đến lúc phải lùi lại và suy nghĩ”, tiến sĩ Mike Ryan, người chỉ đạo chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO cho biết.

Ông Ryan còn nhấn mạnh việc một quốc gia có thể kiểm soát được ổ dịch hay không phụ thuộc vào mức độ hành động khẩn cấp của các nhà lãnh đạo trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus.

“Khoảng 93% các trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn cầu hiện tập trung chủ yếu ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Iran. Khoảng 80 quốc gia có ít hơn 100 trường hợp. Chúng ta hoàn toàn nhìnthấy một ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng chúng ta đến đó nhanh như thế nào tùy thuộc vào những gì các nước làm”,trưởng nhóm kỹ thuật của chương trình sức khỏe khẩn cấp WHO, nhà dịch tễ học, tiến sĩ Maria van Kerkhove nói.

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Sau đó, dịch đã lan ra 31 tỉnh thành của Trung Quốc. Đến nay, 103 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.

Theo ông Ghebreyesus, WHO đã chia các quốc gia trên thế giới theo 4 nhóm: những nước không có trường hợp nhiễm bệnh, những nước xuất hiện lẻ tẻ các ca nhiễm bệnh, những nước có các nhóm người mắc bệnh và những nước có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Với 3 nhóm đầu tiên, các nước cần tập trung vào tìm kiếm, xét nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các mối liên hệ của họ. Ở nhóm còn lại, việc làm xét nghiệm với mọi trường hợp nghi ngờ và lần theo các mối quan hệ tiếp xúc của họ trở nên thách thức hơn. Chính quyền các nước này phải hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm ở cấp cộng đồng nhằm giảm dịch bệnh xuống cấp độ thành các nhóm có thể quản lý được.

Ông Ghebreyesu chỉ rõ, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm.

Các yếu tố cơ bản trong phản ứng với dịch COVID-19 là giống nhau cho tất cả các quốc gia, bao gồm: cơ chế ứng phó khẩn cấp; truyền thông về nguy cơ rủi ro và sự tham gia của công chúng; tìm kiếm các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các mối liên hệ; các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, hô hấp thường quy và hạn chế giao tiếp; xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; điều trị cho bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện; phòng chống nhiễm trùng; và cách tiếp cận toàn xã hội, huy động cả chính phủ vào cuộc.

Có nhiều ví dụ cho thấy các biện pháp trên đang phát huy hiệu quả ở các nước, chẳng hạn như Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước khác đã khởi động các biện pháp khẩn cấp. Trong khi Singapore là một ví dụ tiêu biểu về cách tiếp cận toàn bộ chính phủ khi Thủ tướng Lý Hiển Long thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để giúp giải thích về các nguy cơ và trấn an người dân. (Theo TTXVN)

Trang Nhung(theo CNBC)
Bài liên quan
Chatbot SARAH của WHO đưa ra những câu trả lời kỳ lạ, thiếu dữ liệu cập nhật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bước vào thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản thông qua hình đại diện giống con người. Dù phản ứng đồng cảm với biểu hiện khuôn mặt của người dùng, chatbot SARAH của WHO không phải lúc nào cũng biết mình đang nói gì.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Nguy cơ COVID-19 thành đại dịch đang tiến rất gần