Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nơi nào dân chúng lạm dụng thuốc kháng sinh có nghĩa là nơi đó có sự gia tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn đột biến không sợ thuốc kháng sinh và phát triển được siêu khả năng đáp ứng với thuốc kháng sinh.
Theo trang web của Tổ chức y tế thế giới, nhân Tuần lễ thông tin toàn cầu về thuốc kháng sinh (World Antibiotic Awareness Week, 12-18. 11. 2018 ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố các dữ liệu về tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên thể giới trong các năm 2015 - 2016.
Theo đó,Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tìm ra nơi kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Các chuyên gia của tổ chức này cho rằng điều đó có nghĩa là ở nơi đó có sự gia tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn đột biến không sợ thuốc kháng sinh và phát triển được siêu khả năng đáp ứng với thuốc kháng sinh.
Các nhà soạn thảo tài liệu lưu ý rằng các dữ liệu trình bày cho thấy một sự mất cân bằng rõ rệt trong việc tiêu thụ thuốc kháng sinh. Ở các nước nghèo nhất trên thế giới, chỉ số này ở mức thấp, cho thấy tình trạng thiếu bảo vệ dân chúng trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm. Trong khi ở một số nước có thu nhập cao và trung bình, tiêu thụ các loại thuốc này có vẻ quá mức.
Chẳng hạn, mỗi ngày, mức tiêu thụ kháng sinh ở Hà Lan là 9,78 liều (Defined daily doses, DDD) trên 1000 dân. Ở Pháp, con số này đạt 25,92 liều, ở Anh - 20,47 liều, ở Đức - 11,49 liều. Tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia là ở Mông Cổ - 64, 41 liều. Các nước như Iran, Nhổ Nhĩ Kỳ, Sudan - tiêu thụ kháng sinh cũng cao hơn mức trung bình đáng kể. Ở Nga, tỷ lệ này là 14,82 liều.
Lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng thuốc không theo chỉ định, tự điều trị… là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng kháng thuốc, kể cả của các tác nhân gây các bệnh nghiêm trọng về mặt xã hội như bệnh lao.
Vũ Trung Hương