Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13.10 đã đề xuất về việc biến Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên NATO, thành một trung tâm khí đốt cho châu Âu.

Xung quanh việc Nga lôi kéo một nước NATO làm trung tâm khi đốt mới ở châu Âu

Hoàng Vũ | 14/10/2022, 17:10

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13.10 đã đề xuất về việc biến Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên NATO, thành một trung tâm khí đốt cho châu Âu.

Trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề một hội nghị khu vực ở Kazakhstan, ông Putin đã đưa ra ý tưởng xuất khẩu nhiều khí đốt hơn thông qua đường ống dẫn khí đốt Turk Stream chạy bên dưới biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông chủ Điện Kremlin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là con đường đáng tin cậy nhất để dẫn khí đốt từ Nga đến Liên minh châu Âu (EU) và nền tảng được đề xuất sẽ cho phép thiết lập giá cả mà không bị chính trị chi phối. Theo ông Putin, trung tâm khí đốt tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là "một nền tảng không chỉ để cung ứng mà còn để xác định giá cả, bởi vì đây là một vấn đề rất quan trọng".

Trước đó 1 ngày, tại diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow, Tổng thống Putin cho biết khối lượng vận chuyển bị chặn tại đường ống khí đốt Nord Stream dưới đáy biển Baltic, Nga có thể chuyển đến khu vực biển Đen. Do đó cần tạo ra các tuyến đường chính để cung cấp nhiên liệu, khí đốt của Nga đến châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu các đối tác của Nga quan tâm đến điều này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành trung tâm khí đốt lớn nhất của châu Âu.

1000-2-2.jpeg
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp hôm 13.10 - Ảnh: AP

Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan không bình luận công khai về đề xuất này nhưng phát ngôn viên Điện Kremlin, Dimitry Peskov cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng tích cực. Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez cho biết hôm qua rằng vẫn “còn quá sớm để đánh giá” đề xuất ấy.

“Về mặt kỹ thuật thì điều đó là có thể. Đối với các dự án quốc tế như vậy, cần phải tiến hành đánh giá kỹ thuật, thương mại và pháp lý và các nghiên cứu khả thi”, ông Donmez cho hay.

Động thái trên của nhà lãnh đạo Nga diễn ra trong bối cảnh Moscow đang tìm cách xuất khẩu khí đốt mà không phải sử dụng hệ thống đường ống Nord Stream đi qua biển Baltic, vốn đã bị hư hại trong các vụ nổ hồi tháng trước. Nga đã quy trách nhiệm cho phương Tây về các vụ nổ, đồng thời bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này đã tự phá hoại các đường ống.

Kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO, đã duy trì quan điểm trung lập. Ankara gần đây đã giúp môi giới các giao dịch quan trọng cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc và dẫn đến việc trao đổi tù nhân giữa Ukraine và Nga.

Simone Tagliapietra, một chuyên gia về chính sách năng lượng tại ở Brussels (Bỉ) cho biết: “Đây chỉ là một nỗ lực khác của Nga nhằm sử dụng khí đốt như một công cụ địa chiến lược để làm suy yếu các nước EU và NATO". Theo Tagliapietra, Nga đã “lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm năng lượng - một mục tiêu chiến lược lâu dài của Nga, trong khi cố gắng tạo ra sự chia rẽ mới giữa các nước châu Âu”.

“Ông Putin đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đường ống Nord Stream 1 và 2 đã không hoạt động và không có khả năng hoạt động trong một thời gian dài. Châu Âu đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không tham gia với Nga chừng nào cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn”, Mehmet Ogutcu, Chủ tịch London Energy Club cho biết.

Ông Ogutcu nhận định Thổ Nhĩ Kỳ hiện là lựa chọn duy nhất của Nga về lĩnh vực cung ứng năng lượng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ thận trọng với việc gia tăng sự phụ thuộc vào Nga. “Sẽ phải có một hành động cân bằng tinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu cán cân nghiêng quá nhiều về phía Nga, điều này sẽ gây tổn hại đến quan hệ của Ankara với phương Tây”, ông Ogutcu nói.

Bài liên quan
Khai mạc Olympic Paris 2024, đoàn Việt Nam thi đấu ngay hôm nay
Vào 0 giờ 30 rạng sáng 27.7 (giờ HN),  Olympic 2024 đã chính thức khai mạc tại Paris.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ngoại giao 'Cây tre Việt Nam' trong tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra trường phái ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xung quanh việc Nga lôi kéo một nước NATO làm trung tâm khi đốt mới ở châu Âu