Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) nêu ra 3 điểm yếu về quân sự của Trung Quốc mà Mỹ cùng đồng minh có thể khai thác.

3 điểm yếu quân sự của Trung Quốc

Cẩm Bình | 06/02/2021, 11:01

Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) nêu ra 3 điểm yếu về quân sự của Trung Quốc mà Mỹ cùng đồng minh có thể khai thác.

Trong báo cáo CSBA vừa công bố, hai nhà nghiên cứu Toshi Yoshihara và Jack Bianchi nhận định quân đội Trung Quốc với tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng sẽ mạo hiểm vượt ra ngoài Tây Thái Bình Dương để phát triển sức mạnh ở khu vực xa hơn – đe dọa đến Mỹ cùng đồng minh ở cả thời bình lẫn thời chiến. Muốn chống lại sự bành trước này cần thì cần nhắm vào một số điểm yếu chiến lược.

Đây là điểm yếu đặc trưng của Trung Quốc và đặc biệt dễ chịu tác động từ sức ép bên ngoài, vì vậy nếu tận dụng được thì Mỹ cùng đồng minh sẽ hưởng lợi.

Điểm yếu rõ ràng đầu tiên là vị trí địa lý: Trung Quốc bị nhiều cường quốc lớn và cường quốc tầm trung bao quanh ở trên bộ lẫn trên đất liền.

Thứ hai, Trung Quốc phải quản lý hàng loạt xung đột ở gần nên khó lòng tập trung hoàn toàn cho nhiệm vụ ở xa.

Điểm yếu thứ ba là năng lực hậu cần. Trung Quốc cần thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng ở nước ngoài để chứng minh mình là thế lực quân sự đáng tin cậy.

Hai nhà nghiên cứu Yoshihara và Bianchi lưu ý Trung Quốc không chỉ phải lựa chọn củng cố sức mạnh trên bộ hay trên biển, những xung đột phức tạp ở biên giới giáp Ấn Độ, ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở Biển Đông, vấn đề Đài Loan cũng tiêu tốn của nước này nguồn lực đáng kể làm ảnh hưởng đến tham vọng vươn ra toàn cầu.

1f0812636d99415386ac86f647abdbb5_18.jpeg
Tham vọng quân sự của Trung Quốc lớn hơn nguồn lực hiện có - Ảnh: Getty Images

Mỹ cùng đồng minh có thể theo đuổi chiến lược khiến Trung Quốc phân tán nguồn lực ra cho cả vùng biển gần lẫn vùng biển xa bằng cách tăng cường sức mạnh cho Nhật Bản, Đài Loan, Philippines hòng buộc giới chức Bắc Kinh đầu tư nhiều hơn cho hoạt động ở gần. Quân đội Mỹ cũng có thể phát triển năng lực mới để duy trì sức mạnh tại khu vực đang có tranh chấp dọc theo ngoại vi hàng hải của Trung Quốc.

Bên cạnh biện pháp làm phân tán nguồn lực, Mỹ còn nên tiến hành chiến dịch “tấn công” trên mặt trận ngoại giao và tuyên truyền: thuyết phục quốc gia có tiềm năng cho Trung Quốc xây dựng hạ tầng quân sự rằng Trung Quốc không đáng tin, chỉ muốn khiến các nước khác phụ thuộc vào họ.

us.jpg
Mỹ cùng đồng minh có thể kiềm chế Trung Quốc bằng cách khai thác 3 điểm yếu "chí mạng" - Ảnh: SCMP

Chứng minh sức mạnh cũng là cách hữu hiệu khiến Trung Quốc sợ hãi, báo cáo viết: “Mỹ cùng đồng minh nên chứng minh khả năng đe dọa được hạm đội biển, lực lượng tiền tuyến, tuyến liên lạc trên biển của Trung Quốc”.

Giống như người tiền nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden xem Trung Quốc là đối thủ hàng đầu cần nghiêm túc đối phó, nhưng ông theo đuổi cách tiếp cận hợp tác với đồng minh chống Trung thay vì hành động đơn phương.

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 điểm yếu quân sự của Trung Quốc