Trí tuệ nhân tạo, lượng tử, hàng bán dẫn là 3 trong số 7 lĩnh vực “công nghệ tiên phong” Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu nhằm cạnh tranh với Mỹ.

7 lĩnh vực công nghệ Trung Quốc cạnh tranh mạnh với Mỹ

Cẩm Bình | 06/03/2021, 11:30

Trí tuệ nhân tạo, lượng tử, hàng bán dẫn là 3 trong số 7 lĩnh vực “công nghệ tiên phong” Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu nhằm cạnh tranh với Mỹ.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc xác định tự chủ về công nghệ là trụ cột chiến lược cho phát triển quốc gia. Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày 5.3 tuyên bố tăng ngân sách cho nghiên cứu& phát triển (R&D) thêm hơn 7% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện cho “đột phá lớn”. Giới chức Bắc Kinh cũng xác định một số lĩnh vực mang tầm quan trọng chiến lược cần chú trọng thời gian tới.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trung Quốc có kế hoạch tập trung phát triển chip chuyên dùng cho các ứng dụng AI và thuật toán mã nguồn mở. Công nghệ mã nguồn mở thường được phát triển bởi một đơn vị rồi do nhiều công ty khác đăng ký cấp phép.

Học tập máy móc (machine learning) - chương trình AI thu thập lượng lớn dữ liệu để “học” giải quyết vấn đề cụ thể nào đó - cũng là mảng Trung Quốc chú trọng.

AI được cả giới chức lẫn doanh nghiệp Trung Quốc đặc biệt quan tâm vài năm qua. Các công ty lớn như Alibaba hay Baidu đều đã và đang đầu tư vào công nghệ này.

china_1.jpg
Nhiều ứng dụng AI được ra mắt - Ảnh: PRI

Thông tin lượng tử

Đây là công nghệ liên quan đến máy tính lượng tử (quantum computing) – thiết bị áp dụng một số nguyên lý lượng tử cho việc tính toán nên có tốc độ xử lý nhanh gấp nhiều lần máy tính thông thường.

Máy tính lượng tử có thể dùng cho hàng loạt lĩnh vực như tài chính, điều chế thuốc, hàng không vũ trụ, quân sự, tình báo, năng lượng hạt nhân, thiết kế polymer, AI,… Hiện những thiết bị mạnh nhất thế giới đều thuộc về công ty Mỹ – IBM, Google, Honeywell. Trong khi đó phía Trung Quốc cũng dành 10 tỉ USD xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về khoa học thông tin lượng tử (BAQIS).

Vi mạch tích hợp/ hàng bán dẫn

Đây là lĩnh vực Trung Quốc đầu tư rất nhiều vài năm qua nhưng vẫn chưa thể đuổi kịp quốc gia/ vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành như Mỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan.

Vấn đề nằm ở sự phức tạp của chuỗi cung ứng. Đơn vị sản xuất hàng đầu như TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc) đều phải dựa vào công nghệ Mỹ hoặc châu Âu.

Thời gian qua chính quyền Washington ban hành hàng loạt hạn chế nhằm ngăn đơn vị Trung Quốc tiếp cận công nghệ lẫn nguồn cung hàng bán dẫn. Năng lực tự sản xuất của Trung Quốc còn rất hạn chế.

semiconductor.jpg
Trung Quốc chưa nắm trong tay công nghệ chủ chốt cho sản xuất chip - Ảnh: Gadget Snow

Khoa học não bộ

Trung Quốc dự tính đẩy mạnh nghiên cứu phương pháp ngăn chặn bệnh về não, điện toán linh cảm não (brain-inspired-computing) cũng như công nghệ kết hợp máy tính - não bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 không đưa ra lộ trình chi tiết.

Tuy nhiên tỷ phú Mỹ Elon Musk đã đi trước một bước. Công ty Neuralink của ông đang phát triển chip cấy ghép cho phép não bộ tương tác với máy tính.

Gen và công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học trở nên cực kỳ quan trọng khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm ngoái. Trung Quốc tuyên bố tập trung sáng chế vắc xin và nghiên cứu về an ninh sinh học.

china-biotech.jpeg
Công nghệ sinh học nay được quan tâm đặc biệt - Ảnh: UBS

Y tế

Trung Quốc sẽ chú trọng tìm hiểu về ung thư cùng các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp, chuyển hóa. Giới chức Bắc Kinh còn tuyên bố nghiên cứu một số phương thức điều trị tiên tiến như y học tái tạo (sử dụng tế bào hoặc mô chuyên biệt điều trị tổn thương cho tế bào, mô, bộ phận cơ thể khác) và công nghệ ngăn chặn - điều trị bệnh truyền nhiễm.

Khám phá không gian, vùng biển sâu, vùng cực

Khám phá không gian là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc thời gian qua. Nước này sẽ tập trung tìm hiểu nguồn gốc và tiến trình phát triển của vũ trụ, khám giá Sao Hỏa cũng như nghiên cứu vùng biển sâu, vùng cực.

Tháng 12.2020, một tàu vũ trụ Trung Quốc vừa hoàn thành nhiệm vụ đem mẫu đá từ Mặt trăng trở về. Tàu Thiên Vấn-1 đang thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa.

Bài liên quan
Tỷ phú giàu thứ hai Trung Quốc yêu cầu người giàu nhất nước xin lỗi vì bị công kích trên các ứng dụng của ByteDance
Zhong Shanshan (Chung Thiểm Thiểm), người sáng lập hãng đồ uống đóng chai khổng lồ Nongfu Spring, đổ lỗi cho các ứng dụng mạng xã hội của ByteDance vì đã tiếp tay cho các cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào ông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 lĩnh vực công nghệ Trung Quốc cạnh tranh mạnh với Mỹ