YouTube đã xóa 5 kênh của các mạng truyền hình do quân đội Myanmar điều hành trên nền tảng của mình sau cuộc đảo chính ở quốc gia Đông Nam Á này.

YouTube, Facebook xóa sổ 190 tài khoản, trang, nhóm liên quan quân đội Myanmar và Thái Lan

Nhân Hoàng | 05/03/2021, 13:34

YouTube đã xóa 5 kênh của các mạng truyền hình do quân đội Myanmar điều hành trên nền tảng của mình sau cuộc đảo chính ở quốc gia Đông Nam Á này.

Chúng tôi đã chấm dứt một số kênh và xóa một số video khỏi YouTube theo nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi cùng luật hiện hành”, một phát ngôn viên của YouTube cho biết trong thông báo trả lời câu hỏi từ Reuters.

Các kênh bị gỡ xuống bao gồm mạng nhà nước, MRTV (Đài phát thanh và truyền hình Myanmar), Myawaddy Media, MWD Variety và MWD Myanmar, theo công ty con của Google.

Trong khi đó, Facebook trở thành công ty truyền thông xã hội thứ hai sau Twitter xóa các tài khoản mà họ nghi ngờ có liên quan đến quân đội Thái Lan, gỡ xuống tổng cộng 185 trang, nhóm và tài khoản, bao gồm cả trên Instagram, vì cung cấp thông tin sai lệch có thể gây rắc rối ở miền nam đất nước.

Cụ thể hơn, Facebook đã gỡ xuống 77 tài khoản, 72 trang, 18 nhóm cùng 18 tài khoản Instagram.

Facebook cho biết: “Dù những kẻ đứng sau cố gắng che giấu danh tính và phối hợp, cuộc điều tra của chúng tôi đã tìm thấy các liên kết với Bộ Chỉ huy Hoạt động An ninh Nội bộ của Quân đội Thái Lan”.

Giám đốc Chính sách An ninh Facebook - Nathaniel Gleicher tweet: "Quân đội đã sử dụng các tài khoản giả mạo là các cá nhân từ các tỉnh phía nam của Thái Lan để chỉ trích các phong trào ly khai, ủng hộ chế độ quân chủ và quân đội".

youtube-facebook-xoa-190-tai-khoan-trang-nhom-lien-quan-quan-doi-myanmar-va-thai-lan2.jpg
Facebook đã xóa các tài khoản có liên quan đến quân đội Thái Lan vì phát tán thông tin sai lệch có thể kích động rắc rối ở các tỉnh miền nam nước này

Hôm 4.3, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha cho biết đã ra lệnh Bộ trưởng Quốc phòng điều tra các tuyên bố của Facebook.

Ba tỉnh có đa số người Hồi giáo là Pattani, Yala và Narathiwat ở biên giới Thái Lan với Malaysia được gọi chung là Deep South. Phần còn lại của Thái Lan đa số theo đạo Phật.

Khu vực Deep South là trung tâm của một phong trào ly khai, thường xuyên bùng phát bạo lực trong khoảng 70 năm qua. Xung đột đó đã trở nên căng thẳng hơn kể từ năm 2004 sau khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra coi các phần tử nổi dậy Hồi giáo Mã Lai "phần lớn là những tên cướp", kích động cảnh sát và quân đội chống lại họ. Điều này lại dẫn đến một cuộc tấn công được tổ chức tốt vào một doanh trại quân đội Thái Lan ở tỉnh Narathiwat.

Cuộc tấn công đã thúc đẩy ông Thaksin Shinawatra ban bố tình trạng thiết quân luật ở ba tỉnh này, mà cho đến ngày nay vẫn chưa được dỡ bỏ. Trong 16 năm qua tính đến ngày 15.2,2021, theo Cơ sở dữ liệu của Deep South Watch, 7.215 người đã chết do cuộc xung đột này.

Động thái của Facebook được kích hoạt bởi những lời kêu gọi bạo lực chống lại quân nổi dậy và thông tin sai lệch rằng các nhóm như vậy đã tham gia bạo lực bởi mạng lưới (tài khoản, trang, nhóm) vừa bị xóa. Những tài khoản đó cũng bày tỏ sự ủng hộ với quân đội và chế độ quân chủ Thái Lan, đồng thời chỉ trích phong trào ly khai.

"Họ cũng đăng nội dung của mình trên nhiều trang để làm cho chúng xuất hiện phổ biến hơn”, Facebook nói và cho biết hầu hết các bài đăng được thực hiện vào năm 2020.

Mạng lưới đó đã chi khoảng 350 USD cho các quảng cáo trên Facebook và Instagram. Khoảng 703.000 người đã theo dõi ít nhất một hoặc nhiều trang bị xóa này. Khoảng 100.000 người đã tham gia ít nhất một trong những nhóm này và khoảng 2.500 người đã theo dõi ít nhất một hoặc nhiều tài khoản Instagram đó.

Vào tháng 10.2020, Twitter đã công bố lệnh cấm vĩnh viễn 926 tài khoản có thể liên kết đáng tin cậy với Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Theo Twitter, các tài khoản này đã khuếch đại nội dung ủng hộ quân đội và chính phủ, đồng thời nhắm mục tiêu vào các nhân vật đối lập chính trị nổi tiếng. Quân đội Thái Lan phủ nhận sự tham gia của họ.

Trong các báo cáo gần đây, Facebook cũng chỉ đích danh hai mạng lưới ở Iran, một ở Ma rốc và hai tại Nga là thao túng thông tin.

Twitter đã xóa hàng trăm tài khoản giả mạo liên quan đến các diễn viên được cho do Chính phủ Nga hậu thuẫn phổ biến thông tin sai lệch và nhắm mục tiêu vào Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, NATO.

Các tài khoản này là một phần của hai mạng lưới riêng biệt có liên kết bằng tiếng Nga, mỗi mạng sẽ nhắm vào mục tiêu khác nhau.

Trong mạng lưới thứ nhất, một số tài khoản này đã phóng đại các câu chuyện liên quan đến Chính phủ Nga, trong khi một nhóm nhỏ khác tập trung vào việc làm người đọc mất niềm tin vào NATO. Phía Twitter cho biết đã xóa bỏ 69 tài khoản thuộc nhóm này.

Mạng lưới thông tin sai lệch thứ hai gồm gần 30 tài khoản có dấu hiệu liên kết với Internet Research Agency (IRA) và các tổ chức liên kết với Chính phủ Nga, tập trung vào các thông tin sai lệch và phá vỡ hệ thống niềm tin đối với Mỹ, EU.

Bài liên quan
Facebook xóa sổ trang chính của quân đội Myanmar sau khi 2 người biểu tình bị bắn chết
Facebook hôm 21.2 đã xóa trang chính của quân đội Myanmar vì nhiều vi phạm tiêu chuẩn cấm kích động bạo lực, một ngày sau khi hai người biểu tình bị cảnh sát nổ súng bắn chết tại cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính ngày 1.2.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
YouTube, Facebook xóa sổ 190 tài khoản, trang, nhóm liên quan quân đội Myanmar và Thái Lan