Cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết Ever Given chính thức bị tạm giữ vì chủ sở hữu không muốn trả bất cứ khoản bồi thường nào.

Ai Cập tạm giữ siêu tàu Ever Given vì chủ sở hữu từ chối trả 900 triệu USD bồi thường

Nhân Hoàng | 14/04/2021, 06:02

Cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết Ever Given chính thức bị tạm giữ vì chủ sở hữu không muốn trả bất cứ khoản bồi thường nào.

Ai Cập đã tạm giữ Ever Given trong bối cảnh tranh chấp tài chính với chủ sở hữu con tàu dài 400 mét, trọng tải gần 224.000 tấn, chở 18.300 container chắn ngang kênh đào Suez hôm 23.3.

Ever Given sẽ không được phép rời khỏi Ai Cập cho đến khi một khoản tiền bồi thường được giải quyết với chủ tàu ở Nhật Bản là Shoei Kisen, cơ quan quản lý đường thủy cho biết.

Chưa rõ số tiền mà cơ quan quản lý kênh đào Suez muốn, song một quan chức tư pháp tiết lộ họ đang đòi ít nhất 900 triệu USD (655 triệu bảng Anh).

Trung tướng Osama Rabei, Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez, nói với đài truyền hình nhà nước của Ai Cập: “Con tàu hiện đã chính thức bị tạm giữ. Họ không muốn trả bất cứ thứ gì”.

Số tiền bồi thường bao gồm hoạt động trục vớt, chi phí giao thông kênh bị đình trệ và mất phí vận chuyển trong tuần mà Ever Given chặn kênh, nhà chức trách xác nhận.

ai-cap-tam-giu-sieu-tau-ever-given.jpg
Siêu tàu Ever Given bị Ai Cập tạm giữ vì chủ sở hữu từ chối trả 900 triệu USD bồi thường

Lệnh tạm giữ Ever Given đã được một tòa án ở thành phố Ismailia có kênh đào Suez ban hành ngày 12.4 và thủy thủ đoàn của con tàu đã được thông báo hôm qua.

Các công tố viên ở Ismailia cũng đã mở một cuộc điều tra riêng về nguyên nhân khiến Ever Given mắc cạn.

Con tàu mang cờ Panama mắc cạn vào ngày 23.3 trong con kênh hẹp phân chia lục địa châu Phi với bán đảo Sinai.

Ngày 29.3, các đội cứu hộ đã giải phóng Ever Given, chấm dứt cuộc khủng hoảng làm tắc nghẽn một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới và làm ngưng trệ hàng tỉ USD mỗi ngày trong giao thương hàng hải.

Việc đóng cửa đào kênh Suez kéo dài 6 ngày là chưa từng có, làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ kéo dài, thiếu hụt hàng hóa và chi phí tăng cao cho người tiêu dùng, tăng thêm căng thẳng cho ngành vận tải biển vốn đang chịu áp lực từ đại dịch coronavirus.

Trung tướng Osama Rabei nói với đài truyền hình Ai Cập rằng không có hành vi sai trái nào của người quản lý kênh đào Suez.

Khi được hỏi liệu có phải lỗi của chủ tàu hay không, ông Osama Rabei nói: "Tất nhiên, có".

Trung tướng Rabie cho biết kết luận điều tra của cơ quan chức năng dự kiến sẽ có hôm 15.4. Không có bình luận ngay lập tức từ chủ sở hữu Ever Given.

Trước đó, ông Osama Rabie đã gợi ý rằng điều kiện thời tiết, bao gồm cả gió lớn và lỗi của con người, có thể là nguyên nhân khiến Ever Given mắc cạn hôm 23.3.

"Những tai nạn nghiêm trọng như vậy có thể không phải do một yếu tố nào gây ra, một phần có thể là gió, một phần khác có thể là yếu tố con người, và một phần khác có thể là kỹ thuật", Tướng Osama Rabie nói trong một cuộc họp báo tối 29.3 sau khi Ever Given được giải phóng.

Cuộc điều tra sẽ bao gồm việc kiểm tra khả năng đi biển của Ever Given và hành động từ thuyền trưởng để giúp xác định nguyên nhân. Thuyền trưởng Ever Given đã cam kết tuân thủ hoàn toàn cuộc điều tra.

Vụ việc dự kiến ​​sẽ làm phát sinh hàng loạt các yêu cầu bảo hiểm. Trong đó Chủ tịch Lloyd’s of London (Anh) dự kiến công ty này có thể phải chi trả khoản bồi thường bảo hiểm lên tới 100 triệu USD hoặc hơn.

Lloyd’s of London là công ty bảo hiểm tàu ​​biển lâu đời nhất thế giới.

Shoei Kisen đã khởi kiện Evergreen Marine, tập đoàn hàng hải Đài Loan vận hành Ever Give, sau sự cố mắc cạn làm tê liệt kênh đào Suez. Evergreen Marine đang thuê Ever Given từ Shoei Kisen.

Đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Cấp cao London hôm 1.4, đề cập tới "sự cố mắc cạn của tàu Ever Given tại kênh đào Suez hôm 23.3".

Bên bị kiện là công ty vận hành tàu Evergreen Marine. Có thể hiểu Shoei Kisen muốn Evergreen Marine đền bù cho tất cả những người đang yêu cầu bồi thường hoặc có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Sau đó, Evergreen Marine tuyên bố “không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì dù là nhỏ nhất”.

Ông Eric Hsieh, Chủ tịch Evergreen Marine, cho biết các thỏa thuận của tập đoàn này với khách hàng không có điều khoản đảm bảo chắc chắn thời gian giao hàng.

Cũng theo ông Eric Hsieh, hàng chục con tàu mà Evergreen Marine,
vận hành, bao gồm cả Ever Given, đã bị ảnh hưởng bởi sự cố và 3 chiếc đã phải chuyển hướng vòng qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.

Mức độ rủi ro của chúng tôi từ sự cố Ever Given là rất thấp, ngay cả khi có thiệt hại, nó sẽ được bảo hiểm chi trả. Evergreen không chịu trách nhiệm về việc hàng hóa bị chậm trễ”, ông Hsieh nhấn mạnh.

Ông Hsieh khẳng định Shoei Kisen, công ty sở hữu tàu Ever Given, phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do vụ tắc nghẽn gây ra. 

Chủ tịch Evergreen Marine đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh nhiều bên đang mong đợi các khoản bồi thường.

Chủ sở hữu hàng hóa trên Ever Given và các tàu khác có thể yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường cho sự chậm trễ hàng hóa của họ. Đến lượt các công ty bảo hiểm cho hàng hóa đó có thể nộp đơn kiện chủ sở hữu Ever Given, người sẽ tìm đến các công ty bảo hiểm của họ để được bảo vệ.

Sự tắc nghẽn kênh đào Suez gây thiệt hại khủng khiếp

Khoảng 15% lưu lượng vận tải biển trên thế giới đi qua kênh đào Suez, đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Ai Cập.

Khoảng 12% thương mại toàn cầu, khoảng 1 triệu thùng dầu và khoảng 8% khí đốt tự nhiên hóa lỏng đi qua kênh đào Suez mỗi ngày.

Tướng Osama Rabie nói với các phóng viên hôm 27.3 rằng Ai Cập thiệt hại 14 - 15 triệu USD (10,2 - 10,9 triệu bảng Anh) doanh thu cho mỗi ngày do kênh đào Suez phải tạm thời đóng cửa.

Trước đại dịch COVID-19, thương mại đi qua kênh đào Suez đã đóng góp tới 2% GDP của Ai Cập, theo Moody's.

Ngoài ra, dữ liệu từ tạp chí hàng hải Lloyd's List cho thấy Ever Given đang nắm giữ khoảng 9,6 tỉ USD giao dịch dọc theo đường thủy mỗi ngày. Điều đó tương đương với 400 triệu USD và 3,3 triệu tấn hàng hóa/giờ, hay 6,7 triệu USD/phút.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, công ty bảo hiểm Đức Allianz chỉ ra rằng sự tắc nghẽn kênh Suez có thể gây thiệt hại cho thương mại toàn cầu từ 6 tỉ USD đến 10 tỉ USD mỗi tuần, giảm tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm từ 0,2 đến 0,4 điểm %.

Một số tàu đang được định tuyến lại để tránh kênh đào Suez, đồng nghĩa thêm khoảng 8 ngày vào hành trình của họ.

Bài liên quan
Chủ sở hữu siêu tàu Ever Given chưa thấy ai đòi bồi thường, có thể đền hàng triệu USD
Shoei Kisen, công ty Nhật Bản sở hữu siêu tàu Ever Given mắc cạn và chặn kênh đào Suez gần 1 tuần, chưa nhận được bất kỳ yêu cầu bồi thường thiệt hại do gây tắc nghẽn giao thông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai Cập tạm giữ siêu tàu Ever Given vì chủ sở hữu từ chối trả 900 triệu USD bồi thường