Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã kêu gọi Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tư pháp độc lập của Hồng Kông trong lễ kỷ niệm 35 năm Tuyên bố chung Trung - Anh.

Anh lại ‘chọc giận’ Trung Quốc khi kêu gọi đảm bảo nhân quyền tại Hồng Kông

Hoàng Vũ | 19/12/2019, 16:21

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã kêu gọi Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tư pháp độc lập của Hồng Kông trong lễ kỷ niệm 35 năm Tuyên bố chung Trung - Anh.

Phát ngôn của ông Dominic Raab đã tái khẳng định quan điểm của Anh về việc tuyên bố bàn giao thuộc địa cũ sang Trung Quốc vào năm 1997 - một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý vẫn còn hiệu lực tới ngày nay, kể từ khi đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ điều này và khẳng định tuyên bố chung giữa hai bên không còn hiệu lực kể từ khi Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Thật trùng hợp, tuyên bố của ông Raabcũng đến một ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm Bồ Đào Nha bàn giao Macau từ năm 1999.

“Các chủ trương của Trung Quốc, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tư pháp độc lập và pháp quyền là điều cần thiết cho sự thịnh vượng và cách sống của Hồng Kông. Đặc khu này đang trải qua thời kỳ hỗn loạn lớn nhất kể từ khi bàn giao cho Trung Quốc. Với tư cách là người đồng ký kết tuyên bố chung, Vương quốc Anh thực hiện nghiêm túc các cam kết này và hỗ trợ việc thực hiện chúng thông qua nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ”, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói.

Hồng Kông đã bị nhấn chìm trong các cuộc biểu tình chống chính quyền kể từ tháng 6, khi Trưởng đặc khuLâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cố gắng đưa ra dự luật dẫn độ gây tranh cãi cho phép đưa nghi phạm sangTrung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đã rút dự luật hồi tháng 9, song nhượng bộ này dường như vẫn chưa đủ để xoa dịu được làn sóng tức giận của người biểu tình khi họ vẫn xuống đường kêu gọi ủng hộ dân chủ và yêu cầu chính quyền đáp ứng các nguyện vọng của người dân.

Theo ông Raab, cách duy nhất để đảm bảo sự thành công và ổn định trong tương lai của Hồng Kông là việc tôn trọng các cam kết chung giữa hai bên cũng như đảm bảo tự do ngôn luận và giải quyết các mối quan tâm chính đáng của người dân Hồng Kông thông qua các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và có ý nghĩa.

Phía Trung Quốc hiện chưa phản hồi chính thức các bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh.

Trong những nhận xét trước đó về tuyên bố chung, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã chỉ trích Anh khi cựu Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ viện dẫn tài liệu để tiếp tục đề cập về tình hình tại Hồng Kông.“Chúng tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, Vương quốc Anh không có bất kỳ quyền gì liên quan đến Hồng Kông. Chúng tôi hy vọng Vương quốc Anh sẽ tỉnh táo lại”, ông Lục nhấn mạnh.

Được biết, tuyên bố chung Trung - Anh được ký kết giữa bởi Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào ngày 19.12.1984 tại Bắc Kinh. Bản tuyên bố quyết định vấn đề chủ quyền và thỏa thuận quản lý đối với Hồng Kông sau ngày 1.7.1997, khi thời hạn thuê Tân Giới kết thúc theo Công ước mở rộng lãnh thổ Hồng Kông.

Tuyên bố có bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi các văn kiện phê chuẩn vào ngày 27.5.1985,được chính phủ Trung Quốc và Anh đăng ký với Liên Hợp Quốc cũng trong năm đó.

Trong Bản tuyên bố chung, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã quyết định tiếp quản quyền chủ quyền đối với Hồng Kông (bao gồm đảo Hồng Kông, Cửu Longvà Tân Giới) kể từ ngày 1.7.1997, và chính phủ Anh tuyên bố sẽ trao Hồng Kông cho Trung Quốc kể từ ngày 1.7.1997. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố những chính sách cơ bản đối với Hồng Kông trong bản tuyên bố.

Theo nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ" mà hai nước đã đồng ý, hệ thống xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không được thực hiện ở đặc khu hành chính Hồng Kông;hệ thống tư bản và lối sống trước đó của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian 50 năm cho đến năm 2047. Tuyên bố chung quy định rằng các chính sách cơ bản này phải được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông.

Hoàng Vũ (theo SCMP)
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh lại ‘chọc giận’ Trung Quốc khi kêu gọi đảm bảo nhân quyền tại Hồng Kông