Một đột biến của chủng Delta đã gây gia tăng số ca COVID-19 ở 8 thành phố Indonesia trong 3 tuần qua, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Budi Sadikin không cho rằng nó sẽ gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng tương tự như hồi tháng 7.

Biến thể Delta Plus gây tăng ca COVID-19 ở 8 thành phố Indonesia, Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì?

Sơn Vân | 15/11/2021, 22:21

Một đột biến của chủng Delta đã gây gia tăng số ca COVID-19 ở 8 thành phố Indonesia trong 3 tuần qua, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Budi Sadikin không cho rằng nó sẽ gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng tương tự như hồi tháng 7.

Đột biến AY.23 mới có nguồn gốc từ Indonesia và những điểm tương đồng với biến thể Delta Plus xuất hiện ở Anh, Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia - Budi Sadikin cho biết tại một hội thảo trên web về sức khỏe cuối tuần qua.

Ông Budi Sadikin nói: “Chúng tôi thật may mắn khi đã vượt qua đỉnh của làn sóng Delta, do đó khả năng miễn dịch của người dân là ở đó”.

Trong slide trình bày hôm 15.11, ông Budi Sadikin cho biết AY.23 chiếm khoảng 70%, tương đương 3.288 trong tổng số 4.732 bộ gen của các mẫu dương tính được thu thập từ 12 phòng thí nghiệm kiểm tra trình tự gen của quốc gia.

8 thành phố đã ghi nhận xu hướng gia tăng ca mắc COVID-19 mới là Lebak ở tỉnh Banten, Sumedang ở Tây Java, Purbalingga và Kendal ở Trung Java, Tuban ở Đông Java, Teluk Wondama và Fak Fak ở Tây Papua, Kendari ở Đông Nam Sulawesi.

Các nơi khác như Tây Jakarta; Karawang ở Tây Java (nơi có lĩnh vực ô tô); Gresik của Đông Java (một trong những trung tâm sản xuất xi măng) chứng kiến ​​số ca mắc COVID-19 mới gia tăng trong 2 tuần qua.

Tuy nhiên, nhiều vùng của Indonesia đã dần chuyển sang trạng thái bình thường sau khi nước này kiểm soát được đợt dịch bệnh mới nhất, gây ra chủ yếu bởi biến thể Delta, bắt đầu vào tháng 5.

bien-the-delta-plus-gay-tang-ca-covid-19-o-8-thanh-pho-indonesia.jpg
Đột biến AY.23 mới có nguồn gốc từ Indonesia gây tăng ca COVID-19 ở 8 thành phố

Số người mắc COVID-19 trung bình trong 7 ngày đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 7 với 50.000 ca mỗi ngày. Con số đã giảm xuống 1.700 vào đầu tháng 10 và 400 hôm nay. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 cũng giảm tương tự từ mức đỉnh trung bình trong 7 ngày là 1.700 vào đầu tháng 8 xuống khoảng 100 đầu tháng 10 và 16 hôm nay.

Indonesia đang nỗ lực nhiều hơn kiểm soát COVID-19 để ngăn chặn bất kỳ sự tái bùng phát nào, điều này sẽ dẫn đến các hạn chế di chuyển chặt chẽ hơn có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Indonesia sẽ giữ chức Chủ tịch G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn) vào năm 2022 và tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Bali vào quý 4/2022.

Biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ và đến Indonesia vào khoảng tháng 3.2021. Tháng 6.2021, Delta chiếm hơn 90% các ca mắc COVID-19.

Ông Budi Sadikin nói: "Lần đó, chúng tôi đã thắt chặt các quy định hạn chế tại các sân bay, nhưng biến thể Delta xuất hiện thông qua một cảng biển. Rút kinh nghiệm, chúng tôi đang tăng cường kiểm tra tại 5 sân bay, 9 cảng biển và 4 điểm nhập cảnh".

Ông Budi Sadikin cho biết thêm, hầu hết các trường hợp du khách đi máy bay có kết quả dương tính đều được phát hiện tại Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta. Hầu hết khách du lịch đường biển mắc COVID-19 vào nước này qua cảng biển Batam và phần lớn du khách trên đất liền nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đến Entikong, biên giới giữa Tây Kalimantan ở Indonesia và bang Sarawak của Malaysia.

Cách ly bắt buộc 3 ngày đã áp dụng với du khách nước ngoài được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ từ 19 quốc gia kể từ ngày 3.11. Các nhà chức trách đã cắt giảm thời gian cách ly từ 8 xuống 5 ngày vào giữa tháng 10.2021.

Đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng 4.251.076 ca mắc COVID-19 với 143.670 người chết.

Bài liên quan
Chủng Delta dễ lây truyền ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin khiến miễn dịch cộng đồng khó lâu dài
Nghiên cứu ở Anh cho thấy những người đã được tiêm 2 mũi vắc xin dễ dàng lây truyền biến thể Delta trong các hộ gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến thể Delta Plus gây tăng ca COVID-19 ở 8 thành phố Indonesia, Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì?