Trong khi các trường ĐH liên tục đưa ra những tiêu chí tuyển sinh, vấn đề hướng nghiệp, chọn trường, chọn ngành cho các học sinh khi kỳ thi THPT 2017 gần kề thì các trường cao đẳng, trung cấp dường như vẫn "im lìm" trước mùa tuyển sinh năm nay.
Tại hội nghị bàn về công tác tuyển sinh năm 2017 do Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)tổ chức, đại diện các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) đã cùng nêu lên những khó khăn mà các trường gặp phải, điển hình nhất vẫn là vấn đềtuyển đủ số lượng thí sinh cho trường.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội cho biết, phân tích năm nay cho thấy lượng thí sinh toàn quốc không đủ so với tổng chỉ tiêu trường đại học và trường nghề cần tuyển khiến việc tuyển sinh khó hơn trước. Bên cạnh đó tâm lý học sinh vẫn ưa chuộng đại học hơn. Đó cũng chính là thách thức lớn nhất đối với các trường CĐ, TC trên toàn quốc.
"Nếu nhà trường cứ ngồi chờ đợi thí sinh đến với mình thì hoàn toàn không có. Điều mấu chốt là phải nhìn thấy đượctâm lý của cả phụ huynh và thí sinh đều muốn vào đại học. Vậy thì chúng ta sẽ tư vấn cho các học sinh về vấn đề chọn trường, chọn ngành sao cho đúng để không bị thất nghiệp sau khi ra trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp để đảm bảo sinh viên của mình có cơ hội vào các tập đoàn làm việc. Nếu không có trách nhiệm với người học và xa doanh nghiệp, đào tạo ra để học sinh, sinh viên thất nghiệp thì chắc chắn không tồn tại được. Các trường cũng cần công bố rõ ràng, chính xác về tỷ lệ sinh viên học xong có việc làm chứ không phải công bố cho xong",ông Ngọc khẳng định.
Hiện nay, các trường CĐ, TC như "ngồi trên đống lửa" bởiBộ GD-ĐT đã ban hành Cổng thông tin tuyển sinh, các thông tin về các trường ĐH luôn được cập nhật một cách liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng;trong khi đó Tổng cục Dạy nghề chỉ mới ban hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, TC nghề năm 2017. Tuy nhiên, để cuốn sách này đến với học sinh thì không dễ vì không bán nhiều ngoài thị trường cũng như khônggửi tới các trường THPT một cách cụ thể nhất.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết hiện dữ liệu tuyển sinh do Bộ Giáo dục quản lý và lâu nay việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh vẫn theo nhu cầu của người học chứ chưa căn cứ thị trường lao động nên có một nghịch lý là học càng cao thì thất nghiệp càng nhiều. Trong biên bản bàn giao giữa hai bộ đã xác định việc học liên thông lên bậc cao hơn với sinh viên CĐ, TC chuyên nghiệp vẫn theo quy định của Bộ GD-ĐThiện nay.
"Từ trước tới nay, chưa năm nào học sinh Việt Nam có cơ hội học đại học lớn như năm nay. Ngoài ra, nhiều trường đại học đào tạo cùng ngành như CĐ, nên có thể người học sẽ ưu tiên lựa chọn đại học. Đã đến lúc nhà trường cần mạnh dạn đưa ra cam kết đảm bảo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường tại các trường CĐ, TC. Hiện nay, phát triển giáo dục nghề nghiệp, xác định nhu cầu của thị trường lao động từ đó có định hướng cho người lao động – nhất là thanh niên chọn những ngành nghề phù hợp đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành LĐ-TB&XH",ông Minh cho hay.
Trả lời phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề hướng nghiệp cho các sinh viên tại các trường CĐ, TC trên cả nước, ôngĐào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng thời gian trước đây, việc hoạt động hướng nghiệp chỉ mới tập trung chủ yếu ở cấp THPT, trong khi đó tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lại rất cần sự hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời giantrước, trong và sau quá trình đào tạo. Ở những cơ sở đào tạo nghề, hướng nghiệp có những yêu cầu sâu, rộng về nghề nghiệpmà hướng nghiệp ở trường phổ thông không thể thay thế được. Công tác hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được Bộ LĐ-TB&XH triển khai thông qua dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề từ nhiều năm nay, tuy nhiên với nhiều cơ sở đây vẫn là hoạt động tự phát, thiếu đồng bộ.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
"Các trường CĐ, TC cầnnhớ rõ phải thực hiện ba khâu đột phá có tính chất chiến lược. Thứ nhất là tự chủ, thứ hai là kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường từ khâu đầu là đào tạo bồi dưỡng, thực hành đến kết nối về công việc. Thứ ba là chuẩn hóa chương trình, nội dung giáo trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Đây là điều rất quan trọng, là cơ sở để nhà trường phát triển bền vững",Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, hết năm 2016, cả nước có 2.003 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 387 trường CĐ, 582 trường TC, và 1.034 trung tâm dạy nghề. Năm 2016, hệ thống trường nghề tuyển sinh được hơn 2,3 triệu người. Năm 2017, Tổng cục Dạy nghề đặt mục tiêu hệ thống trường nghề tuyển sinh được 2,2 triệu người.
Hiện nay, theo đánh giá của Tổng cục Dạy nghề, việc tuyển sinh đại học chưa căn cứ vào nhu cầu thị trường mà chỉ tập trung vào năng lực đào tạo của các trường nên cử nhân ra trường thất nghiệp càng ngày càng nhiều, thậm chí, học càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Chính vì thế,các trường CĐ, TC cầntư vấn cụ thể, hướng nghiệp cho các em học sinh một cách rõ ràng để các em tự tin đăng ký đúng với năng lực cũng như trình độ của mình, đảm bảo sau khi ra trường sẽ tìm được công việc thích hợp. Với những ngành đặc thùnhư đào tạo năng khiếu âm nhạc, hội họa, y dược, lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề “hứa” sẽ làm việc với Bộ VH-TTDL, Bộ Y tế để có những hướng dẫn cụ thể.
Dạ Thảo