Trong một nỗ lực nhằm bác bỏ thông tin cho rằng Campuchia có thỏa thuận bí mật trao cho Trung Quốc quyền tiếp cận một căn cứ hải quân ở Ream, Bộ Quốc phòng nước này đã đưa các phóng viên đến xem cầu cảng và các tòa nhà của căn cứ hôm 26.7.

Campuchia cho phóng viên tham quan căn cứ quân sự bị nghi Trung Quốc thuê

Hoàng Vũ | 27/07/2019, 07:30

Trong một nỗ lực nhằm bác bỏ thông tin cho rằng Campuchia có thỏa thuận bí mật trao cho Trung Quốc quyền tiếp cận một căn cứ hải quân ở Ream, Bộ Quốc phòng nước này đã đưa các phóng viên đến xem cầu cảng và các tòa nhà của căn cứ hôm 26.7.

“Nào các bạn nhà báo, hãy mở căng mắt ra mà xem. Hôm nay chúng tôi cho các bạn chứng kiến mọi thứ. Chúng tôi không thể giấu bất cứ điều gì ... vì đã có các vệ tinh mà”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Chhum Socheat nói.

Tại căn cứ Ream, 6 tàu tuần tra của hải quân Campuchia sơn màu xám neo đậu tại cầu cảng. Các thủy thủ mặc quân phục đứng nghiêm khi xe buýt báo chí đi qua. Phóng viên không được phép xuống xe.

Bộ Quốc phòng Campuchia chỉ ra rằng không có dấu hiệu gì về sự hiện diện của Trung Quốc, hay có bất kỳ công trình liên quan nào.

Các phóng viên cũng được đưa đến một tòa nhà nơi có một tấm biển viết: “Tòa nhà này do người Mỹ tặng, một biểu hiện về tình hữu nghị và hợp tác”.

Trước đó, tờ Wall Street Journalcủa Mỹ dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của nước này và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm bí mật ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở vịnh Thái Lan, cách không xa một sân bay lớn do một công ty Trung Quốc đang xây dựng.

Cũng theo Wall Street Journal, Trung Quốc có thể bố trí quân nhân, vũ khí và neo đậu tàu chiến tại quân cảng Ream, biến nơi đây thành cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.

Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm, cả Trung Quốc và Campuchia đều không công khai thỏa thuận này. Tờ báo của Mỹcũng cho biết thêm rằng quan chức Mỹ đang tranh luận liệu Washington có thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định này hay không.

Phản ứng trước thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia ngay lập tức gọi đây là "tin bịa đặt và vô căn cứ". Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó cũng lên tiếng bác bỏ mạnh mẽ.

"Đây là những thông tin bịa đặt tồi tệ nhất cho tới nay chống lại Campuchia. Khônghề có chuyện như vậy xảy ra vì việc cho phép đồn trú các căn cứ quân sự nước ngoài là đi ngược lại với Hiến pháp Campuchia", Reuters dẫn lời ông Hun Sen.

Đầu tháng 7, Mỹ cũng đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia để bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Động thái này diễn ra sau khi Phnom Penh từ chối đề nghị giúp sửa chữa căn cứ hải quân Ream của Washington.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Hun Sen cũng từng bác một tin đồn về việc cho phép Trung Quốc hiện diện quân sự tại nước này. Ông nhấn mạnh rằng: "Hiến pháp Campuchia nghiêm cấm sự hiện diện của binh sĩ cũng như các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình... bất kể đó là hải quân, bộ binh hay không quân”.

Minh Hằng (theo Reuters)
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Campuchia cho phóng viên tham quan căn cứ quân sự bị nghi Trung Quốc thuê