Đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 xảy ra ở một số địa phương trên cả nước, ĐBSCL chưa xuất hiện ca bệnh nào ngoài cộng đồng. Hầu hết các doanh nghiệp tại Cần Thơ hiện nay đều trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu mới thấy nhiều doanh nghiệp vẫn thấm đòn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cần Thơ: Doanh nghiệp ‘than trời’ vì dịch COVID-19

19/08/2020, 07:39

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 xảy ra ở một số địa phương trên cả nước, ĐBSCL chưa xuất hiện ca bệnh nào ngoài cộng đồng. Hầu hết các doanh nghiệp tại Cần Thơ hiện nay đều trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu mới thấy nhiều doanh nghiệp vẫn thấm đòn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Xuất khẩu gạo ở Cần Thơ gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Văn Kim Khanh

DN chế biến thủy sản, chế biến gạo đều "than trời"

Ông Võ Đông Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), đại diện cho doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản cho rằng: “DN chế biến thủy sản và người nuôi cá hiện nay gặp nhiều khó khăn: tình hình tiêu thụ ở các nước đang chững lại, hàng nằm nhiều ở các cảng quốc tế, hàng thủy sản nhập qua các nước bị động... Những yếu tố trên ảnh hưởng nghiêm trọng tình hình sản xuất và chế biến thủy sản ở ĐBSCL”.

Theo Hiệp hội Thủy sản TP.Cần Thơ, có một thực trạng đau lòng là khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra thì cá tra xuống giá. Dù DN vẫn sản xuất nhưng thị trường tiêu thụ đình đốn vì nhiều nguyên nhân. Hiệp hội Thủy sản cũng đề nghị các ngân hàng tạo điều kiện cho DN và người nuôi cá tra vay vốn sản xuất, giãn và giảm thuế để doanh nghiệp tồn tại.

Vào thời điểm hiện tại, giá cá tra thịt bán tại ao nuôi từ 17.000-18.000 đồng/kg. Các DN chế biến cá tra xuất khẩu đang lao đao do thiếu vốn phục vụ sản xuất, trả lương công nhân và đầu ra trong xuất khẩu do thế giới đang gặp khó. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lớn của cá tra là châu Âu và Mỹ đang bị dịch bệnh COVID-19 hoành hành dữ dội.

Du lịch ĐBSCL cũng gặp khó khăn - Ảnh: Văn Kim Khanh

Hàng chục DN sản xuất gạo ở Cần Thơ và ĐBSCL cũng đang gặp nhiều khó khăn về vốn vay, thị trường, về chính sách xuất khẩu gạo không ổn định. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng: “DN xuất khẩu gạo gặp khó khăn trong thời gian qua do việc tạm dừng xuất khẩu đột ngột. Dù sau đó đã xuất khẩu lại nhưng DN vẫn khó hồi phục”.

Trong khi đó, nhiều DN xuất khẩu gạo xin giãn nợ thì được ngân hàng yêu cầu chứng minh thiệt hại cụ thể từ dịch COVID-19. Theo ông Bình, đây là một vấn đề khó mà ngân hàng đưa ra cho DN vì “chứng cứ” chứng minh thiệt hại cụ thể rất khó thu thập.

Ông Lê Thanh Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết, doanh nghiệp du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Chúng tôi đề nghị ngân hàng cho vay vốn và giãn nợ cho doanh nghiệp du lịch; địa phương cần tăng cường liên kết du lịch với TP.HCM, kết nối du lịch cả nước để phát triển hậu COVID-19”.

Hướng mở cho các doanh nghiệp

Phân tích những khó khăn của các DN, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho biết các DN Cần Thơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh do dịch COVID-19. Nguyên vật liệu và sản phẩm tồn kho rất lớn do thị trường tiêu thụ đang bị thu hẹp.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ

Hầu hết các DN đều chưa được vay ưu đãi, chỉ vay tiền từ gói vay thương mại bình thường do nhiều thủ tục nhiêu khê và phải chứng minh có thiệt hại bởi dịch COVID-19 mới được ngân hàng xem xét cho vay. Đại diện VCCI Cần Thơ cũng kiến nghị UBND TP.Cần Thơ hỗ trợ DN được vay gói lãi suất ưu đãi, giảm và giãn thuế để tạo điều kiện cho DN duy trì và phát triển sản xuất.

Ông Lê Quang Mạnh, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết UBND đã đề nghị các cơ quan chức năng thu thập ý kiến, tổng hợp để lãnh đạo TP xử lý. UBND TP sẽ xem xét, tháo gỡ để những cơ chế chính sách đi vào cuộc sống. Ông đề nghị các sở ngành xây dựng kế hoạch trình UBND, thông qua để hành động chung “Kế hoạch hỗ trợ đồng hành cùng DN năm 2020”.

Ông Mạnh cũng đề nghị tất cả ngân hàng TMCP hỗ trợ DN vay vốn ưu đãi, giao các ngành chức năng xem xét miễn giảm thuế đối với DN gặp khó khăn. Cần Thơ sẽ phối hợp chặt chẽ với cộng đồng DN tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công để góp phần phát triển kinh tế xã hội”, ông Mạnh nói.

Văn Kim Khanh

Bài liên quan
'Vì cuộc sống tốt đẹp hơn': 15 năm, 15.000 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được đào tạo nghề miễn phí
Trong 15 năm qua, một chương trình được sáng lập tại Việt Nam đã truyền cảm hứng và giúp 15.000 phụ nữ có cuộc sống khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, được tiếp cận với ngành làm đẹp, đặc biệt giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: Doanh nghiệp ‘than trời’ vì dịch COVID-19