Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã cảnh báo Mỹ và Trung Quốc về những rủi ro khi vấp phải một cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới", do đó kêu gọi hai bên cần tìm mục tiêu chung cho sự phát triển ở châu Phi.

Cựu Tổng thống Mỹ Carter cảnh báo 'chiến tranh lạnh kiểu mới' với Trung Quốc

Hoàng Vũ | 02/01/2019, 16:46

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã cảnh báo Mỹ và Trung Quốc về những rủi ro khi vấp phải một cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới", do đó kêu gọi hai bên cần tìm mục tiêu chung cho sự phát triển ở châu Phi.

Theo hãng thông tấn AFP, phát biểu đánh dấu nhân kỷ niệm 40 năm kể từ sự kiện bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ -Trung vào tháng 1 năm 1979, cựu Tổng thống Mỹ Carter đã lên tiếng lo ngại về việc hai nước đang ngày càng coi nhau là mối đe dọa lớn.

Cựu Tổng thống 94 tuổi đã viết trong bài bình luận đăng tải trên tờ Washington Posthôm 31.12: “Nếu các quan chức chính phủ cấp cao của Mỹ và Trung Quốc nắm giữ những quan điểm nguy hiểm này, một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới giữa hai quốc gia là không thể tránh khỏi”.

"Tại thời điểm nhạy cảm này, những hiểu lầm về nhận thức, tính toán sai lệch hay việc không tuân thủ các quy tắc một cách thận trọng, ở các khu vực đặc biệt nhạy cảm như eo biển Đài Loan và Biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự, kéo theo thảm họa trên toàn thế giới", cựu Tổng thống Mỹ Carter cũng cho biết thêm.

Cũng theo ông Carter, người đã cống hiến sự nghiệp hậu tổng thống của mình để xóa đói giảm nghèo trên thế giới, cho rằng con đường "dễ dàng nhất" để hướng tới sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc là ở châu Phi, nơi cả hai nước tham gia các dự án phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng và giữ gìn hòa bình, ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, cả hai quốc gia đã nhiều lần cáo buộc nhau thao túng chính trị, lợi dụng khai thác kinh tế ở châu Phi.

Người Châu Phi - giống như hàng tỷ người khác trên khắp thế giới - không muốn bị buộc phải chọn theo phe ai. Bằng cách hợp tác với người châu Phi, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giúp hai nước vượt qua sự ngờ vực và xây dựng lại mối quan hệ.

Mỹ đã tăng cường cảnh báo cho các nước đang phát triển về sự hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc. Washington cáo buộc Bắc Kinh đang thuyết phục các nước với các dự án kinh tế trở đẩy các nước này rơi vào bẫy nợ.

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta gần đây buộc phải phủ nhận thông tin truyền thông nói rằng quốc gia Đông Phi này có nguy cơ mất kiểm soát cảng chiến lược Mombasa để bồi thường cho các khoản nợ không thể trả cho Trung Quốc liên quan đến các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Hoàng Vũ (theo AFP)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu Tổng thống Mỹ Carter cảnh báo 'chiến tranh lạnh kiểu mới' với Trung Quốc