Đại sứ Kyaw Moe Tun - đại diện cho chính quyền dân sự Myanmar bị lật đổ đầu tháng qua - kêu gọi Liên Hợp Quốc áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại quân đội nước này.
“Chúng tôi cần hành động mạnh mẽ hơn từ cộng đồng quốc tế giúp góp phần chấm dứt ngay cuộc đảo chính quân sự, ngăn chặn đàn áp người dân vô tội, trả lại quyền lực cho người dân và khôi phục nền dân chủ”, Đại sứ Kyaw Moe Tun phát biểu trước 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phát biểu chống lại lực lượng đang cầm quyền là chuyện rất hiếm. Đại sứ Kyaw Moe Tun còn ra dấu 3 ngón tay (sử dụng bởi phong trào biểu tình phản đối đảo chính) sau khi phát biểu.
Trước Đại sứ Kyaw Moe tun, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề Myanmar Christine Schraner Burgener đã lên tiếng khuyến cáo không quốc gia nào được phép công nhận chế độ quân quản tại Myanmar. Bà cũng hối phúc một số quốc gia “có tầm ảnh hưởng” đứng sau quân đội tạo điều kiện cho Liên hợp quốc đánh giá tình hình hiện tại.
Tân Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cam kết hợp tác chặt chẽ cùng đồng minh để tiếp tục có hành động xử lý quân đội Myanmar.
“Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia thành viên dùng các kênh hiện có phát đi thông điệp rằng bạo lực chống lại người dân Myanmar sẽ không được dung thức. Chúng ta lắng nghe và đứng về phía người dân”, Đại sứ Thomas-Greenfield nói.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợpnoi1HQ - Trương Quân lại kêu gọi cộng đồng quốc tế kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng. Ông cho biết Trung Quốc đang làm việc với các bên tại Myanmar nhằm tạo điều kiện khôi phục tình trạng bình thường càng sớm càng tốt.
Myanmar chìm trong bất ổn suốt cả tháng qua sau khi quân đội bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi rồi ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. Biểu tình bùng nổ mạnh mẽ với quy mô ngày một lớn.
Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing tuyên bố chỉ sử dụng lực lượng tối thiểu giải quyết nhưng đến nay đã có 3 người biểu tình, 1 cảnh sát thiêt mạng. Quân đội cam kết sớm tổ chức bầu cử, tuy nhiên lại không đưa ra thời gian cụ thể.