Trong một tuyên bố ngày 22.6, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nhấn mạnh sự ủng hộ của đảng đối với quan điểm của ông Hun Sen trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Đảng cầm quyền Campuchia ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Hun Sen về Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 24/06/2016, 14:56

Trong một tuyên bố ngày 22.6, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nhấn mạnh sự ủng hộ của đảng đối với quan điểm của ông Hun Sen trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Thông báo do đảng CPP công bố ngày 22.6 nhắc lại nhiều bình luận của Thủ tướng Hun Sen trong bài phát biểu tuần trước khi ông tham dự một buổi lễ tốt nghiệp trườngquân sựtại Phnom Penh.

Theo đó, CPP nhấn mạnh Campuchia là một "quốc gia độc lập" và "với tư cách là thành viên ASEAN, Campuchia tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ, nguyên tắc đồng thuận... và coi ASEAN là một kênh ngoại giao trong hợp tác khu vực và quốc tế".

CPP nhắc lại quyết định của ông Hun Sen, không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.

Dự kiến PCA sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines trong đầu tháng 7, mà nhiều nhà phân tích cho là sẽ có lợi cho Philippines.

Không chỉ ủng hộ ông Hun Sen, CPP còn thanh minh rằng Campuchia đã không cản trở sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông như một số nhận định.

"CPP phủ nhận cáo buộc bất công cho rằng Campuchia cản trở ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông tại Côn Minh, Trung Quốc gần đây và trong năm 2012", CPP tuyên bố.

Các ngoại trưởng ASEAN, sau Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc ngày 14.6, ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng ở Biển Đông. Văn bản này bị Malaysia, là nước phát ra văn bản,thu về chỉ vài giờ sau đó. Một sốbáo dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN nói rằng Lào, Campuchia và Myanmar là những nước phản đối bản tuyên bố chung của ASEAN.

Năm 2012 là năm Campuchia làm chủ tịch ASEAN và tại cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Phnom Penh lần đầu tiên ASEAN đã không đưa ra được tuyên bố chung.

"CPP kêu gọi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, có thể giải quyết tranh chấp dựa trên cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)", Khmer Times trích dẫn tuyên bố của CPP.

Trước đó,ông Hun Sen đãphát biểu: "Tôi muốn khẳng định rằng lập trường của Campuchia làchúng tôi sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của PCA.Đây là một vụ tranh chấp mà Philippines khởi kiện Trung Quốc, vì vậy Philippines và Trung Quốc hãy giải quyết nó. Tại sao họ phải cần sự hỗ trợ của ASEAN?".

Tuyên bố của ông Hun Sen cần phải được cảm thông

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, một chuyên gia về Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và biên giới lãnh thổ, trong một bài xã luận hôm 22.6 nhận xét rằng ông Hun Sen tuyên bố như vậyvì "có sự khác biệt trong nhận thức".

Theo TSTrần Công Trục, sở dĩ Thủ tướng Hun Sen "có sự khác biệt trong nhận thức"do 3 nguyên nhân:"Trung Quốc đã tuyên truyền sai sự thật và lôi kéo rất mạnh nhằm tranh thủ sự ủng hộ trước phán quyết của Tòa (PCA); Cơ chế đồng thuận của ASEAN bộc lộ nhiều bất cập; Công tác tuyên truyền giải thích của các bên liên quan còn nhiều vấn đề".

Nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận định "phản ứng của ông Hun Sen không mới, cũng không phải chuyện gì lạ, nhất là khi Bắc Kinh dùng mọi thủ đoạn có thể để lôi kéo, mua chuộc các nước nằm trong vòng ảnh hưởng mềm của Trung Nam Hải".

Ông Trần Công Trục cũng tỏ ra thông cảm với Thủ tướng Campuchia khiông Hun Sen "không có được thông tin đúng đắn, phản hồi chính thức từ các bên liên quan mà chỉ nghe Trung Quốc nói về Biển Đông".

Ông Trần Công Trục cho rằng không nên chỉ trích tiếng nói trái chiều của Thủ tướng Hun Sen nhưng phải tuyên truyền và giải thích thêm cho phía Campuchia hiểu rõ vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

"Hun Sen có quyền phản đối, đó là việc của ông ấy. Vấn đề quan trọng hơn là phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế không bị ảnh hưởng bởi phát biểu hay lập trường của bất kỳ chính khách nào, quốc gia nào, dù là liên quan đến bản án hay là người ngoài cuộc.

Phát biểu của Thủ tướng Campuchia về bản chất phiên tòa, không ủng hộ phán quyết của PCA nó chỉ thể hiện nhận thức của cá nhân ông ấy và lập trường của Campuchia về vụ việc, trong đó có nhiều sai lệch mà chúng ta cần tiếp tục tuyên truyền, giải thích thêm.

Với những nước còn có tiếng nói bất đồng, chúng ta chỉ nên tuyên truyền, giải thích để tranh thủ họ, đừng lên án chỉ trích họ vì như vậy chúng ta chỉ đẩy họ về phía Trung Quốc và chống lại chúng ta", TSTrần Công Trục viết.

Việt Nam và Campuchia nhất trí về cách giải quyết vấn đề Biển Đông

Trong khi đó, ngày 22.6Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng cao cấp Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn tại Hà Nội.

Ngoài việc thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương nhằm củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước nói riêng, cũng như đóng góp cho quan hệ đoàn kết hữu nghị Campuchia-Việt Nam nói chung, hai nhà lãnh đạongoại giao của Việt Nam và Campuchia còn nhất trí việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS); thực hiện DOC và sớm tiến tới COC.

Thiên Hà
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảng cầm quyền Campuchia ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Hun Sen về Biển Đông