Đoạn phim ghi lại cảnh chủ một nhà xưởng ở tỉnh Quảng Đông hét vào mặt hàng chục học viên trường nghề rằng lương công việc mùa hè chỉ được trả 9 NDT (1,3 USD)/giờ đang lan truyền trên mạng xã hội, phản ánh tình hình khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đang đối mặt.

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc giảm lương, sa thải lao động để tồn tại

Cẩm Bình | 26/06/2022, 16:04

Đoạn phim ghi lại cảnh chủ một nhà xưởng ở tỉnh Quảng Đông hét vào mặt hàng chục học viên trường nghề rằng lương công việc mùa hè chỉ được trả 9 NDT (1,3 USD)/giờ đang lan truyền trên mạng xã hội, phản ánh tình hình khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đang đối mặt.

Trong đoạn phim dài 20 phút, chủ nhà xưởng nói rõ: “Tôi nhắc lại, nếu không chấp nhận hãy xách va li rời đi”. Sau đó, người này đề nghị học viên nào chấp nhận làm việc thì điền đơn.

Hàng triệu người để lại bình luận phẫn nộ, chỉ trích mức lương quá thấp và tỏ ý cảm thông với lao động trên toàn quốc bị mất việc làm, hoặc thu nhập bị giảm sút khi giới doanh nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn từ đại dịch COVID-19, cho đến đơn hàng quốc tế sụt giảm.

Hua Laoshi - chủ một đơn vị tuyển dụng tại thành phố Thiều Quan (Quảng Đông) - cho biết, nhiều người trong ngành sản xuất cũng nghĩ mức lương 9 NDT /giờ là thấp, nhưng họ thừa nhận ngành đang đối mặt với năm khó khăn nhất kể từ năm 2008 đến nay: “Trong nhiều năm, các đơn vị sản xuất lo lắng chuyện thiếu lao động, nhưng năm nay không như vậy. Hàng chục nhà xưởng ở Quảng Đông mà tôi hợp tác hầu như không tuyển lao động mới”.

china01.jpg
Chủ một nhà xưởng ở Quảng Đông tuyển lao động thời vụ với lương chỉ 9 NDT/giờ - Ảnh: Weibo

Theo báo cáo công bố gần đây của trang tuyển dụng 51jobs.com, doanh nghiệp nhỏ là đối tượng bị đợt phong tỏa tháng 4 và tháng 5 tại một số thành phố lớn ảnh hưởng nặng nề nhất.

51jobs.com phỏng vấn 950 doanh nghiệp, ghi nhận 26% doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (có ít hơn 50 lao động) kinh doanh thua lỗ 50 - 75% từ tháng 4 đến tháng 5, 11% nói rằng họ gần như không thể hoạt động vào khoảng thời gian đó. Chỉ có 6% doanh nghiệp quy mô lớn (có hơn 1.000 lao động) kinh doanh thua lỗ 50 - 75% và 1% không thể hoạt động ở cùng thời gian.

Chỉ có 9% doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ nói rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, tỷ lệ này ở doanh nghiệp quy mô lớn có đến 32%.

Chuyên gia về chuỗi cung ứng dệt may Peng Biao cho biết, mùa hè là cao điểm sản xuất của ngành sản xuất Trung Quốc. Ngay cả trong lúc thương chiến Mỹ - Trung căng thẳng năm 2019 lẫn 2 năm đại dịch, loạt nhà xưởng tại đồng bằng sông Trường Giang và đồng bằng Châu Giang vẫn tuyển lượng lớn lao động thời vụ từ tháng 6 đến tháng 8. Hầu hết là học sinh tốt nghiệp trung học và học viên tốt nghiệp trường nghề, mức lương thường vào khoảng 4.000 NDT/tháng nhưng năm nay lao động không nhận được nhiều như vậy.

51jobs.com chỉ ra cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp thuê ít lao độnghơn hoặc thậm chí không tuyển dụng. Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thường không tuyển dụng hoặc sa thải nhân sự, doanh nghiệp lớn có xu hướng trì hoãn tuyển dụng.

Li Sheng, Giám đốc một nhà xưởng tại Huệ Châu cho biết, trước đây bên ngoài mỗi nhà xưởng ở Đông Quản, Thẩm Quyến và Huệ Châu đều dựng một quầy tuyển dụng đặt cả ngày. Năm nay không có quầy tuyển dụng nào.

china00.jpg
Doanh nghiệp nhỏ bị phong tỏa chống dịch ảnh hưởng nặng nề - Ảnh: SCMP

Nhà kinh tế Peng Wensheng thuộc công ty dịch vụ tài chính China International Capital nhận định quý 1.2022 có tình trạng dư thừa lao động, không còn giống như giai đoạn 2020 - 2021 khan hiếm do lao động nhập cư buộc phải ở lại quê (vì đại dịch). Vì vậy mức lương năm nay giảm đáng kể.

Cụ thể, lương của lao động nhập cư trong quý 1.2022 chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019 – thấp hơn tỷ lệ lạm phát nhiều.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đã giảm từ 6,1% tháng 4 xuống còn 5,9% tháng 5. Tuy nhiên tỷ lệ thấp nghiệp ở nhóm dân số 18 - 24 tuổi lại lên mức kỷ lục 18,4%.

Tomas Li - học viên một trường nghề tại thành phố Quảng Châu - cho biết: “Phong tỏa đã khiến kỳ vọng lẫn nhận thức về nền kinh tế của tôi thay đổi, tôi không biết chúng ta sẽ đối mặt với tình hình kinh tế như thế nào. Hiện ở Quảng Châu không khó để tìm được việc làm thêm trong ngành dịch vụ, chẳng hạn như đóng gói hàng hóa lương 1 NDT hoặc phục vụ quán cà phê lương 120 NDT/ngày. Nhưng liệu vài tháng nữa có còn dễ dàng vậy không?”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc giảm lương, sa thải lao động để tồn tại