Đã có 63/63 tỉnh, thành triển khai kết nối mạng các nhà thuốc, gần 100% trên tổng số 60.724 cơ sở cung ứng thuốc đã có phần mềm, 60% đã liên thông dữ liệu…

Gần 100% các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc đã có phần mềm

Hồ Quang | 13/08/2020, 19:01

Đã có 63/63 tỉnh, thành triển khai kết nối mạng các nhà thuốc, gần 100% trên tổng số 60.724 cơ sở cung ứng thuốc đã có phần mềm, 60% đã liên thông dữ liệu…

Lo ngại các công ty dược phẩm độc quyền khống chế vắc xin ngừa COVID-19

TP.HCM: Phát hiện nhiều sai phạm tại CTCP Dược phẩm Bến Thành

Dịch viêm phổi Vũ Hán đe dọa nguồn cung nguyên liệu dược phẩm cho thế giới

Tại lễ công bố số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành dược ngày13.8, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 30.6.2020, Cục quản lý dược đã hoàn thành và cung cấp 93 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp (đạt 100%) được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Bộ Y tế. Kể từ ngày 1.1.2020 đến nay, tổng số hồ sơ được xử lý trực tuyến là 18.027 hồ sơ. Cục Quản lý dược đã có 15 dịch vụ công trực tuyến tham gia cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu thuốc và công bố mỹ phẩm.

Bộ Y tế nhấn mạnh việc hoàn thành, cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Cục quản lý dược góp phần giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ, tăng tính công khai, minh bạch, tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu trong việc tiếp nhận và giảiquyết thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ. Qua đóđã đem lại hiệu quả kinh tế do cắt giảm chi phí đi lại, chi phí lưu trữ, bảo quản, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công... Đồng thời, việc quản lý, lưu trữ, bảo quản và truy xuất hồ sơ khi cần thiết tại Cục quản lý dược được thực hiện một cách thuận tiện.

Đặc biệt, Bộ Y tế cho biết đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành đã triển khai kết nối mạng các nhà thuốc, gần 100% trên tổng số 60.724 cơ sở cung ứng thuốc đã có phần mềm, 60% đã liên thông dữ liệu. Việc triển khai kết nối, liên thông các cơ sở cung ứng thuốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý giá thuốc và tăng cường kiểm soát thuốc kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn cả nước; góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về chống kháng thuốc.

Theo Bộ Y tế, hiện nayCục quản lý dược Việt Nam đã trở thành một trong số ít những cơ quan quản lý cấp quốc gia xây dựng hệ thống dữ liệu về thuốc và cung cấp công cụ tra cứu cho cộng đồng (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - FDA -của Mỹ, Bộ Y tế Canada, Tổ chức kiểm soát tiêu chuẩn thuốc trung ương - CDSCO -của Ấn Độ).

Hiện ngân hàng dữ liệu ngành dược đãcập nhật và cung cấp thông tin, dữ liệu của 15.226 thuốc đang được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam giúp người dân, doanh nghiệptiếp cận thông tin về thuốc, đáp ứng các tiêu chí chính xác, đầy đủ.

Để khắc phục tình trạng cấp trùng chứng chỉ hành nghề ở các địa phương cũng như giúp các cơ quan quản lý giám sát việc cấp chứng chỉ hành nghề dược, Bộ Y tế cho biếtCục quản lý dượcđã xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu hành nghề và kinh doanh dược, với thông tin về toàn bộ các cơ sở kinh doanh dược (340 cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, 4.079 cơ sở bán buôn, 61.000 cơ sở bán lẻ thuốc), và 115.080 chứng chỉ hành nghề đã được cấp trên toàn quốc. Với cơ sở dữ liệu như trên, Cục quản lý dược đã quản lý được quy mô của hệ thống sản xuất, kinh doanh dược trên toàn quốc và có đầy đủ thông tin của các cơ sở nhập khẩu, đăng ký thuốc.

Từ đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Cục quản lý dược đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phần mềm để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 với 48 hoạt chất.

Trong thời gian tới, Cục quản lý dược tiếp tục phát triển phần mềm kết nối tới tất cả các nhà máy để quản lý và có số liệu báo cáo, thống kê của khoảng 700 hoạt chất dùng trong sản xuất thuốc tại Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 1.2020 cho đến nay, Cục quản lý dược đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo mã định danh cho từng loại thuốc.

Bên cạnh đó, đại diện Cục quản lý dược khẳng định đến thời điểm này toàn bộ mã định danh đã hoàn thiện và trở thành khối dữ liệu cơ bản.“Hiện có 23.500 thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực, và trong số đó 100% là thuốc kê đơn đã được cấp mã định danh. Sự phối hợp đồng bộ các giải pháp từ nền tảng tới vận hành và quản trị, đồng thời các tiện ích, hệ thống luôn liên thông, hiểu và hỗ trợ lẫn nhau giúp cho cả guồng máy chuyển đổi số của Cục quản lý dược tiến những bước tiến vững chắc và chính xác”, đại diện Cục quản lý dược chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan
Công nghệ nhận diện khuôn mặt: 'Tấm khiên' an toàn trong thời đại dữ liệu
Công nghệ hình ảnh nói chung và nhận diện khuôn mặt nói riêng được đánh giá là tấm khiên quan trọng trong cuộc chiến chống giả mạo dữ liệu và danh tính người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 100% các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc đã có phần mềm