Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định đã xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa, thậm chí nếu Hà Nội có 1.000 người mắc dịch bệnh.

Hà Nội có đủ hàng hóa cho cả 1.000 người nhiễm bệnh

07/03/2020, 19:45

Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định đã xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa, thậm chí nếu Hà Nội có 1.000 người mắc dịch bệnh.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - Ảnh: Internet

Đã xây dựng các kịch bản

Sau khi Hà Nội công bố ca nhiễm COVID-19 thứ 17 vào đêm qua (6.3), sáng nay (7.3), người dân Thủ đô đã đổ xô đi mua các loại thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, gây hoang mang dư luận khắp cả nước.

Trước tình hình này, trao đổi với báo chí tại cuộc họp khẩn chiều 7.3, bà Trần Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thành phố vẫn đang đặt nhiệm vụ bình ổn lên hàng đầu bằng việc dự trữ hàng hóa lên 30-40%.

Sở đã yêu cầu những doanh nghiệp báo cáo lượng hàng và giá cả hàng ngày để kịp thời cung ứng điều phối giá. Đặc biệt, theo bà Lan, Sở đã xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa cho người dân, thậm chí tính đến cả trường hợp có 1.000 người nhiễm bệnh.

Bà Lan khẳng định Hà Nội luôn đáp ứng được nhu cầu cho người dân, đủ hàng, không để ngày nào thiếu hàng. Kế hoạch bình ổn thị trường các nhu yếu phẩm luôn luôn được xây dựng theo kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, các mặt hàng nhu yếu phẩm đã được các sở công thương địa phương chuẩn bị đảm bảo trong bất kể hoàn cảnh nào và sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội.

Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết ngay trong đêm 6.3, Hà Nội đã họp chống dịch, các phương án đã được triển khai, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo hàng hóa và trấn an tâm lý người tiêu dùng.

Sáng 7.3, nhiều chuỗi siêu thị đã phải liên tục bổ sung hàng hóa trên kệ. Có nơi đã phải chuyển hàng 3 lần trong một buổi sáng và sẵn sàng cung ứng hàng hóa bất cứ lúc nào. Một số siêu thị có kho ở các huyện vùng ven, cũng sẵn sàng mang hàng vào bổ sung.

Theo báo cáo của Vụ thị trường trong nước, nhiều siêu thị đã tăng mạnh lượng hàng dự trữ cung ứng cho thị trường trong bối cảnh dịch. Chuỗi Big C tăng 300% lượng hàng, chuỗi BRG Retail (Hapro, Intimex, Fujj Mart) tăng 300%, chuỗi Saigon Co.op Mart tăng 50%, chuỗi Vinmart tăng 30-50%...

"Ngay sau khi Hà Nội phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, Vụ đã yêu cầu các siêu thị tăng nguồn cung ứng, sẵn sàng bổ sung hàng từ ngoại tỉnh về thủ đô", đại diện Vụ thị trường trong nước nhấn mạnh.

Không để người dân thiếu hàng hóa

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng không thể để thiếu hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn. Ông nhấn mạnh phải chủ động cung ứng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu, bất cứ có dịch hay không.

Ngoài ra, cần phải tính đến những tình huống bất ngờ, dẫn đến một bộ phận người tiêu dùng bị tác động, mua hàng hóa tích trữ. Ngoài ra, tính đến cả việc cách ly sẽ kéo dài, lan rộng để đảm bảo nguồn cung ứng.

"Điều này chúng ta phải tính để coi như một phương án chỉ đạo điều hành. Các doanh nghiệp, hệ thống phân phối cũng phải vào cuộc", ông nói.

Bộ trưởng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo các doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương tỉnh thành phố khác, phối hợp triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho địa bàn Hà Nội.

Tổng Cục Quản lý thị trường giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom, định giá hàng hóa bất hợp lý; kiểm soát việc lợi dụng tình hình thị trường bất ổn để kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số: Phối hợp với các doanh nghiệp phân phối hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động, hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người dân, nhất là cho các khu vực bị cách ly.

Sở Công Thương thành phố Hà Nội bám sát các diễn biến của thị trường, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối tăng cường các biện pháp cung ứng, điều phối và bán lẻ các hàng hóa phục vụ người dân.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp để bảo đảm nguồn cung, chất lượng hàng hóa cung cấp cho hệ thống bán hàng của doanh nghiệp một cách tốt nhất, nhanh nhất. Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ, đề nghị thông tin kịp thời cho Bộ Công Thương, Sở Công Thương hoặc các cơ quan chức năng khác để phối hợp xử lý.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Bộ Công Thương thúc đẩy thực hiện các quy hoạch về năng lượng, khoáng sản
Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các quy hoạch về năng lượng và khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
15 phút trước Khoa học - công nghệ
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội có đủ hàng hóa cho cả 1.000 người nhiễm bệnh