Nghị sĩ thuộc đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP-đảng đối lập) Mu Sochua thông báo 3 thành viên của đảng đã được cho phép tị nạn tại Pháp. Trong đó có 2 trợ lý của Chủ tịch CNRP Sam Rainsy và 1 trợ lý của Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour.
BáoThe Cambodia Daily ngày 16.9 đưa tin, hôm trước đó,nghị sĩ thuộcđảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) Mu Sochua thông báo3 thành viên của đảng đượcphép tị nạn tại Pháp gồm 2trợ lý của Chủ tịchCNRP Sam Rainsy (Ung Chung Leang vàSathya Sambath) cùng vớiSambath David, trợ lý của Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour.
Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour chính làngười bị giam giữ dopháttántài liệu giả mạo về hiệp địnhbiên giới giữa Campuchia và Việt Nam.
Bà Sochua cho biết: “Khi ở Philippines, họ đã gửi đơn xin tị nạn tại Pháp lên Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và đơn của họ đã được chấp nhận”.
Nghị sĩ MoSochua từ chối cho biết 3 ngườinêu trêntị nạn tạm thời hay vĩnh viễn. Bà cũng không cung cấp bất cứ thông tin gì về ông Sam Rainsy, người đang sống lưu vong tại Pháp.
Ung Chung Leang vàSathya Sambath đang phải đối mặt với mức án 17 năm tù doliên quan đến vụ phát tántài liệu giả của Thượng nghị sĩHong Sok Hour.
Ung Chung Leang là người quản lý trang mạng xã hội của Chủ tịch CNRPSam Rainsy, còn Sathya Sambath bị cáo buộc là người đã tạo ra tài liệu giả mạo mà nghị sĩSok Hour đã phát tán.
Lệnh bắt giữ hai người đã được ban hành vào cuối năm 2015.Tuy nhiên, cả hai cùng với Sambath David đã chạy sang Philippines trước khi bị bắt. Cho đến ngày 6.9.2016, trên trang mạng xã hội của Ung Chung Leang mới xuất hiện bức ảnh cho thấy họ đã sang đến Pháp.
Hiện tại, cả ba người lẫn các quan chức của Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Đông Nam Á và tại Pháp đều từ chối đưa ra bình luận.
Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour bị bắt ngày 15.8 vì tung tài liệu giả mạo về hiệp ước biên giới năm1979 giữa Campuchia và Việt Nam lên trang mạng xã hội của Chủ tịch đảngSam Rainsy.Mặc dù bị cáo buộc đồng lõa, nhưng ông Sam Rainsy cho biết ôngkhông dính líu và sựviệc là do lỗi của nghị sĩ HongSor Hour và đội ngũ quản lý trang mạng xã hội.
Ba thành viên CNRP vừa được tị nạn là trường hợp mới nhất trong hàngloạt cácvụ nhữngngười chỉ trích chính phủ chạy khỏi Campuchia và xin tị nạn trong bối cảnh tình hình chính trị Campuchia đang trở nên căng thẳng.
Binh sĩ Campuchia được triển khai đến bao vây trụ sở đảng CNRP - Ảnh: Phnom Penh Post
Vào tháng 7, đã có hai nhà hoạt động chính trịtị nạn tạm thời tại Thái Lan do lo sợ sau khi nhà bình luận chính trị Kem Ley bị ám sát vào đầu tháng.Đến cuối tháng 8, gia đình của ông Kem Ley cũng đã bỏ trốn sang Thái Lan và đang xin tị nạn vĩnh viễn ở một nước thứ ba.
Mới đây ngày 12.9, Thủ tướng Hun Sen đã chỉ thị chobinh lính đến bao vây trụ sở đảng CNRP và khẳng định sẽ tiêu diệt các thế lực đang “phá hoại trật tự an ninh xã hội”.
Cẩm Bình (theo The Cambodia Daily)