Báo Guardian ngày 28.5 nhận định Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ lại xung đột ngoại giao, sau khi Seoul tuyên bác một thỏa thuận song phương về vấn đề nô lệ tình dục.
Thực tế lịch sử là khi quân phiệt Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên, nhiều phụ nữ Triều Tiên bị bắt làm nô lệ tình dục ở những nhà thổ dành cho quân đội Nhật hoàng.
Những nạn nhân bị bắt làm nô lệ tình dục bị gọi chung là “phụ nữ mua vui”, và cách gọi này thường được người Nhật tránh nói vì xấu hổ về một quá khứ quân phiệt.
Vụ “phụ nữ mua vui” là một nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước suốt một thời gian dài. Gần đây, Nhật - Hàn đã tránh chỉ trích nhau về vấn đề này tại các diễn đàn quốc tế, và Hàn Quốc đồng ý “sẽ tung nỗ lực” hủy dựng tượng tôn vinh các nô lệ tình dục, gồm một tượng đặt bên ngoài Đại sứ quán Nhật ở Seoul.
Đầu năm 2017, Nhật tạm triệu hồi Đại sứ ở Hàn Quốc về nước,vì chuyện một tượng nô lệ tình dục đặt gần lãnh sự quán Nhật ở thành phố Busan (nam Hàn Quốc).
Tổng thống Hàn Quốc không chấp nhận thỏa thuận
Sáng 28.12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bác thỏa thuận mà người tiền nhiệm Park Geun-hee đã đạt được với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi năm 2015.
Vị lãnh đạo Hàn Quốc nêu trong tuyên bốthỏa thuận này có nhiều “lỗ hở nghiêm trọng” và “không thể giải quyết” bất đồng lâu nay giữa hai nước về vụ “phụ nữ mua vui”.
Ông Moon nói: “Thỏa thuận đã được xác nhận là có nhiều khiếm khuyết về mặt thủ tục và nội dung. Đây là điều đáng tiếc nhưng chúng ta cũng không thể né tránh. Thỏa thuận không phù hợp với nguyên tắc chung lâu nay của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề lịch sử, phớt lờ các nạn nhân và người dân. Cùng với các công dân, tôi, với tư cách là tổng thống, một lần nữa nói rõ rằng vấn đề phụ nữ mua vui không thể được giải quyết thông qua thỏa thuận này”.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono lập tức phản ứng, cảnh báo quan hệ song phương “sẽ không thể quản lý được”, nếu Hàn Quốckhông tôn trọng và tính xem xét lại thỏa thuận.
Cuối năm 2015, thỏa thuận được nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee (đã bị phế truất) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ký. Theo đó, Nhật đồng ý xin lỗi và cam kết bồi thường cho các nạn nhân vốn chỉ còn một số ít người còn sống.
Năm 2016, Nhật chuyển 1 tỉ yen (khoảng 9 triệu USD) đến quỹ hỗ trợ nạn nhân và gia đình họ. Thủ tướng Abe cũng đã bày tỏ sự hối tiếc và xin lỗivề những tổn thương mà các nạn nhân đã phải trải qua.
Nhưng ngay sau khi trúng cử tổng thống hồi tháng 5.2017, ông Moon nói ông sẽ giữ lời hứa khi tranh cử: xem xét lại thỏa thuận vốn không được người Hàn Quốc đồng ý.
Ngày 27.12, nhóm điều tra đặc biệt thuộc chính phủ Hàn Quốc nói thỏa thuận không xét đến những cảm xúc của cácnạn nhân.
Nhóm đã rà soát thỏa thuận này từ hồi tháng 8, đã công bố kết luận rằng chính phủ Hàn Quốc thời Tổng thống Park đã che giấu một phần thỏa thuận, nhằm tránh bị chỉ trích về những nhượng bộ bí mật với Nhật Bản, đồng thời không nỗ lực đầy đủ trong việc lắng nghe các nạn nhân trước khi ký kết thỏa thuận.
Ngoài ra, nhóm trên cũng xác nhận tin đồn rằng phía Hàn Quốc đã nhượng bộ quá nhiều trong quá trình thương lượng và việc này không được công bố để tránh bị công luận chỉ trích.
Nhóm còn kêu gọi Chính phủ Tổng thống Moon có cách tiếp cận lâu dài hơn để giải quyết vấn đề mang tính lịch sử trên.
Nhóm điều tra đặc biệt Hàn Quốc kết luậnvụ bất đồng không thể giải quyết trọn vẹn, vì yêu cầu của các nạn nhân là Nhật chính thức bồi thường “đã không được nêu trong thỏa thuận”.
Thòa thuận chưa xét đến "những vết thương trong tim các nạn nhân"
Theo Guardian, khi chuẩn bị chuyển tiền như một động thái nhân đạo, nhằm giúp chữa lành “những vết thương tâm lý” của các nạn nhân, phía Nhật nhấn mạnhtất cả những yêu cầu bồi thường chiến tranh đã được giải quyết triệt để bởi một thỏa thuận hòa bình song phương (ký năm 1965).
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói thỏa thuận chưa thể hiện hết cảm xúc của các nạn nhân: “Tôi xin lỗi vì những vết thương trong tim các nạn nhân, gia đình họ, xã hội dân sự ủng hộ họ và tất cả những người khác, vì thỏa thuận không nghĩ đến các nạn nhân”.
Ông hứa chính phủ sẽ dùng những kết luận của nhóm điều tra đặc biệt, để có thể lập chính sách mới, sau khi thu thập ý kiến của các nạn nhân, các tổ chức ủng hộ họ cùng các chuyên gia, và cũng xem xét tác động trong quan hệ với Nhật Bản.
Hiện có sự bất đồng về con số chính xác các phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945.
Có thông tin khoảng 200.000 người, đa số là người Triều Tiên, nhưng cũng có nạn nhân người Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, cùng một số ít nạn nhân người Nhật và châu Âu bị lừa hoặc bị bắt làm việc trong các nhà thổ quân sự của Nhật từ năm 1932 đến khi quân phiệt Nhật đầu hàng vô điều kiện năm 1945.
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) nói khi thỏa thuận đạt được cuối năm 2015, trong 47 nạn nhân sống sót thì có 36 người còn sống. Họ đã hoặc đã lên kế hoạch nhận tiền hỗ trợ của Nhật.
Nhưng trưởng nhóm điều tra đặc biệt, ông Oh Tai-kyu nói “Việc nhận tiền không nhất thiết có nghĩa người nhận ủng hộ thỏa thuận. Nhận tiền không có nghĩa là tội ác đã được tha thứ”.
Trung Trực (theo Guardian)