Theo các nhà phân tích, phản ứng cứng rắn hơn của Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên được Nhật Bản hoan nghênh trong bối cảnh Tokyo muốn tăng cường khả năng quân sự và căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc phản ứng mạnh với Triều Tiên có lợi cho Nhật Bản

Bảo Vĩnh | 08/06/2022, 13:23

Theo các nhà phân tích, phản ứng cứng rắn hơn của Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên được Nhật Bản hoan nghênh trong bối cảnh Tokyo muốn tăng cường khả năng quân sự và căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Sau khi Triều Tiên phóng một loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn hôm 5.6 thì quân đội Hàn Quốc và Mỹ cũng đã tung 20 chiến đấu cơ lên không phận vùng biển phía tây Hàn Quốc hôm 7.6 nhằm phô trương sức mạnh. Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Wendy Sherman cảnh báo Mỹ-Nhật-Hàn và thế giới sẽ phản ứng mạnh nếu Triều Tiên lại cho nổ thử một quả bom hạt nhân.

Theo Reuters ngày 8.6 thì động thái này là lần thứ hai Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có phản ứng trực tiếp với Triều Tiên. Nhà lãnh đạo bảo thủ này nhậm chức hồi tháng 5 với lới hứa sẽ phản ứng mạnh hơn nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phớt lờ các cảnh báo về những hành động khiêu khích quân sự, và ông cũng đề nghị mở lại đối thoại liên Triều.

Nhà phân tích Kim Dong-yub của Đại học Kyungnam ở Seoul (Hàn Quốc) nói: “Sự căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, các hành động đáp lại của Triều Tiên là những điều tạo nên nụ cười trên khuôn mặt của nước Nhật”.

Là cựu sĩ quan hải quân Hàn Quốc, ông Kim còn nói các dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị một vụ thử hạt nhân khác, cùng sự nối lại những cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn giúp Nhật có lý do bào chữa cho mục tiêu trở thành một quốc gia có quân đội bình thường.

Suốt nhiều thập niên qua, Nhật bám sát chính sách chỉ chi 1% GDP cho quốc phòng, nhằm trấn an các lo ngại Nhật có thể phục hồi chủ nghĩa quân phiệt vốn từng đẩy quốc gia này vào Thế chiến 2.

Nhân chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 5, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã nhấn mạnh Tokyo sẵn sàng tăng cao sức mạnh quốc phòng, “điều mà từ lâu Washington đã mong đợi vì muốn đối phó Trung Quốc ngày càng mạnh và hung hăng về mặt quân sự”, Reuters viết.

Trong tuần này, Nhật cho biết, trong 5 năm tới muốn tăng mạnh khoản chi quốc phòng.

Leif-Eric Easley, một giáo sư giảng dạy tại Đại học Ewha ở Seoul, nói: “Phản ứng cứng rắn hơn của chính phủ Tổng thống Yoon đối với các hoạt động khiêu khích của Triều Tiên sẽ nhận được sự ủng hộ của Nhật, không chỉ là một nỗ lực đề phòng chế độ Kim, nhưng cũng là một phần trong việc bảo vệ một trật tự khu vực đã chịu sức ép từ Trung Quốc”.

Trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật, chính phủ Thủ tướng Kishida kỳ vọng Nhật sẽ thể mua tên lửa cùng các khí tài khác, nhằm cho phép Nhật có thể tấn công các căn cứ địch, một khả năng mà những người phản đối cho rằng sẽ khiến Nhật vi phạm điều mà Hiến pháp yêu chuộng hòa bình của Nhật đã ràng buộc.

Việc Seoul có phản ứng cứng rắn hơn với Triều Tiên cũng vào lúc Nhật-Hàn muốn tái khởi động quan hệ vốn bị cản trở bởi những bất đồng từ quá khứ chiến tranh, cũng như từ việc Nhật từng áp chế độ đô hộ ở bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Yoon của Hàn Quốc đã nói ông hy vọng sớm gặp Thủ tướng Nhật Kishida và cùng làm việc để cải thiện mối quan hệ.

Corey Wallace, một chuyên gia về an ninh-chính trị Nhật thuộc Đại học Kanagawa, nói trong khi Nhật đạt được sự ủng hộ của người dân dành cho một chính sách quốc phòng mạnh mẽ hơn, thì quan hệ hữu hảo hơn với Hàn Quốc sẽ là một khích lệ thêm cho Nhật.

Wallace nói: “Tình hình Ukraine đã gây nên sự ủng hộ của người dân dành cho khoản chi quốc phòng theo một cách mà mối đe dọa từ Trung Quốc cũng chưa tạo được. Tokyo đã trông thấy một cơ hội mở một cánh cửa từng đóng kín. Quan hệ với Seoul được cải thiện sẽ là 'trái cherry trên ổ bánh'”.

Theo một thăm dò của kênh truyền hình Nippon Television Network và báo Yomiuri ngày 5.6, trong 1.060 người được hỏi có 72% ủng hộ khoản chi quốc phòng lớn hơn, và hơn một nửa muốn Nhật tăng chi quốc phòng. Một thăm dò khác cũng nêu đa số người được hỏi đều muốn Nhật có quan hệ tốt hơn với Hàn Quốc thời Tổng thống Yoon.

Chuyên gia nhận định rằng quan điểm phòng thủ cứng rắn hơn và phối hợp giữa Hàn Quốc với Mỹ đối với Triều Tiên cũng sẽ giúp Nhật chú trọng hơn vào việc kiềm chế Trung Quốc.

“Theo lý thuyết, lúc đó Nhật có thể dồn nhiều hơn nguồn lực quân sự và khoản chi mới cho việc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển tây nam thay vì kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, để Nhật đạt được điều đó sẽ đòi hỏi nói quan hệ Seoul-Tokyo đạt tích cực suốt nhiều năm”, Wallace nói với Reuters.

Bài liên quan
Mỹ đang đùa với lửa và cần một Tổng thống như Kennedy để chấm dứt khủng hoảng Ukraine
Trang Santa Fe của Mỹ vừa đăng bài Cuộc chiến tại Ukraine cần giải pháp ngoại giao của tác giả Bill Swift. Trong đó, ông tổng hợp nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng Mỹ đang đùa với lửa khi tìm cách duy trì chiến tranh tại Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc phản ứng mạnh với Triều Tiên có lợi cho Nhật Bản