Trang Business Insider dẫn lời chuyên gia Thomas Withington (Viện Nghiên cứu Royal United Service) khuyến cáo, các hệ thống tác chiến điện tử Nga đang ảnh hưởng đến hoạt động thông tin liên lạc và độ chính xác của vũ khí Mỹ mà Ukraine sử dụng.

Hệ thống tác chiến điện tử của Nga phát huy hiệu quả ngoài chiến trường

Cẩm Bình | 05/07/2023, 15:29

Trang Business Insider dẫn lời chuyên gia Thomas Withington (Viện Nghiên cứu Royal United Service) khuyến cáo, các hệ thống tác chiến điện tử Nga đang ảnh hưởng đến hoạt động thông tin liên lạc và độ chính xác của vũ khí Mỹ mà Ukraine sử dụng.

Theo chuyên gia Withington, năng lực gây nhiễu của các hệ thống tác chiến điện tử dù không làm bom dẫn đường JDAM ngừng hoạt động nhưng đem đến rủi ro cho độ chính xác.

he000.jpg
Bom dẫn đường JDAM  GBU-31 - Ảnh: US Air Force 

Trong số tài liệu Lầu Năm Góc bị rò rỉ hồi tháng 4, Mỹ bày tỏ lo ngại vũ khí dẫn đường của nước này, trong đó có JDAM cùng tổ hợp pháo phóng loạt HIMARS giảm độ chính xác do Nga tiến hành hoạt động gây nhiễu.

Ảnh hưởng với JDAM đặc biệt lớn. Đây là loại bom đơn giản với chi phí chế tạo thấp: chỉ cần gắn thêm vây đuôi cùng thiết bị GPS cho bom đời cũ là Ukraine có thể sản xuất ra vũ khí dẫn đường tầm xa bù đắp lượng đạn dược chính xác cao đang thiếu hụt.

Số JDAM tầm xa viện trợ cho Ukraine được cho là có tầm bắn lên đến hơn 80km - đảm bảo máy bay phóng vẫn an toàn do nằm ngoài phạm vi phòng không của Nga.

Ở đợt phản công mùa hè 2022, HIMARS giúp Ukraine tiêu diệt nhiều cơ sở quân sự và trạm tiếp tế.

Chuyên gia Withington đặc biệt lưu ý hệ thống R-330Zh Zhitel chuyên phá GPS cùng tín hiệu vệ tinh dải sóng 100MHz - 2GHz.

Ông cho biết: “Tín hiệu từ các vệ tinh GPS Mỹ mà JDAM sử dụng nằm ở khoảng từ 1,164 GHz đến 1,575 GHz – trong dải sóng mà hệ thống gây nhiễu”.

he001.jpg
Hệ thống R-330Zh Zhitel đặt trên xe tải - Ảnh: Mil.ru

Theo một số tài liệu trước đây, R-330Zh Zhitel có phạm vi hoạt động gần 300km, tín hiệu gây nhiễu mạnh đến 10 kW.

Trên lý thuyết, nâng cấp module chống giả mạo tín hiệu vào đầu những năm 2000 đảm bảo JDAM chỉ đáp lại tín hiệu mã hóa chuẩn M-Code. Tuy nhiên các hệ thống Nga hoàn toàn có thể “đánh sập” tín hiệu bằng chùm tia gây nhiễu cực mạnh, hoặc đánh chặn tín hiệu M-Code rồi truyền lại với một số thay đổi nhỏ khiến JDAM đánh trượt. Dùng tín hiệu từ nhiều vệ tinh hoàn toàn vô dụng.

Các hệ thống còn làm gián đoạn liên lạc vô tuyến và hoạt động của máy bay không người lái (UAV) Ukraine. Viện Nghiên cứu Royal United Service gần đây xác định: “Nga hiện sử dụng một hệ thống tác chiến điện tử bao quát mỗi khu vực 10km. Hệ thống thường nằm cách tiền tuyến 7km. Hoạt động gây nhiễu khiến tỷ lệ tổn thất UAV bên phía Ukraine tăng lên đến 10.000 chiếc/tháng”.

Ở phương diện thông tin liên lạc, RUSI khuyến cáo Nga đủ khả năng đánh chặn và giải mã liên lạc vô tuyến của Ukraine, từ đó gửi đi cảnh báo theo thời gian thực cho lực lượng ngoài tiền tuyến.

Tuy nhiên, các hệ thống của Nga cũng tồn tại hạn chế như chùm tia gây nhiễu làm lộ vị trí hệ thống và còn có thể làm gián đoạn tín hiệu liên lạc phía Nga.

Chuyên gia Withington cũng chỉ ra tín hiệu GLONASS GNSS mà Moscow sử dụng khá tương đồng với GPS.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
21 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ thống tác chiến điện tử của Nga phát huy hiệu quả ngoài chiến trường