Campuchia đã tăng tốc độ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân, các thành viên của đoàn ngoại giao và người nước ngoài sống trong nước cũng như trẻ em từ 12 đến 17 tuổi khi đạt được hơn tỷ lệ 50,28% trong tổng số dân số.
Hơn 50% dân đã nhận vắc xin, Campuchia tiêm liều thứ 3 cho 40.000 người ở 7 tỉnh gần Thái Lan
Sơn Vân|08/08/2021, 10:12
Campuchia đã tăng tốc độ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân, các thành viên của đoàn ngoại giao và người nước ngoài sống trong nước cũng như trẻ em từ 12 đến 17 tuổi khi đạt được hơn tỷ lệ 50,28% trong tổng số dân số.
Với những người được tiêm vắc xin COVID-19 ít nhất một mũi, Campuchia đã vượt qua ngưỡng 80% so với mục tiêu ban đầu là 10 triệu người bằng cách tiêm cho hơn 8.044.000 triệu người. Trong số này có ít nhất 5,636 triệu người đã được tiêm hai liều vắc xin, nâng cao khả năng miễn dịch.
Theo trang Khmer Times, hôm nay Campuchia sẽ chuyển sang một giai đoạn phá kỷ lục khác của chiến dịch tiêm chủng với các mũi tiêm nhắc lại (liều thứ 3), bao gồm cả vắc xin AstraZeneca được tiêm cho 40.000 người ở 7 tỉnh giáp biên giới với Thái Lan để tăng cường khả năng miễn dịch của họ. Mục đích là chống lại các biến thể SARS-CoV-2, chẳng hạn chủng Delta rất dễ lây lan, vì biên giới dự kiến sẽ được mở lại trong vài ngày tới.
Quân y đoàn đã đi đầu trong việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân Campuchia
Trong khối ASEAN, Campuchia là nước có tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cao thứ hai, chỉ sau Singapore. Tuy nhiên, Campuchia cũng đang hướng đến mục tiêu khác với việc tiêm chủng theo kế hoạch cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi để cung cấp khả năng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể đột biến của nó.
Máy bay trực thăng cũng đã được triển khai để vận chuyển vắc xin đến các khu vực xa xôi nhằm nỗ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng và người dân ở nơi đó sẽ được tiêm vắc xin Johnson & Johnson (Mỹ) một mũi để giải quyết các vấn đề hậu cần.
Chiến dịch tiêm chủng của khu vực tư nhân, được trao cho Bệnh viện Hoàng gia Phnom Penh, đơn vị đã được cấp phép nhập khẩu và quản lý vắc xin Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ) vẫn chưa thành hiện thực.
Sau khi đảm bảo có hơn 26 triệu liều vắc xin, Campuchia hiện đã đặt lại mục tiêu là tiêm chủng cho hơn 13 triệu người, chiếm hơn 80% dân số.
Về mục tiêu tiêm chủng ban đầu là 10 triệu người, Campuchia dự kiến sẽ đạt được trong tháng này, trừ bất kỳ sự cố không mong muốn nào.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Youk Sambath, tính đến giữa tháng 8.2021, Campuchia dự kiến sẽ nhận được tổng cộng khoảng 26 triệu liều vắc xin COVID-19 thông qua việc mua và được viện trợ.
Ngoài vắc xin Sinopharm và Sinovac chiếm đa số, Campuchia gần đây có thêm vắc xin AstraZeneca, Johnson & Johnson do COVAX và Nhật Bản tài trợ hay mua từ Mỹ.
Hôm 7.8, Campuchia báo cáo 522 ca mắc COVID-19 mới với 11 người chết trong 24 giờ qua.
Trong vòng hơn 4 tháng, Campuchia đã phát hiện hơn 330 người nhiễm biến thể Delta của dòng vi rút SARS-CoV-2 rất dễ lây lan.
Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia - Tiến sĩ Or Vandine nhấn mạnh rằng việc phát hiện ra con số này phản ánh rằng biến thể Delta đang xâm nhập vào Campuchia, lây truyền qua thông qua những người lao động Campuchia về nước từ Thái Lan, nơi mà Delta chiếm đa số.
Campuchia đã đưa vào thiết bị mới tinh vi cho phép phát hiện nhanh hơn biến thể Delta xuống dưới 2 giờ so với 4 hoặc 5 ngày của Viện Pasteur trước đâ(giảm thời gian giải trình tự).
Điều này làm dấy lên lo ngại rằng sẽ có nhiều người nhiễm biến thể Delta được phát hiện trong những ngày tới, ít nhất là cho đến khi đạt được 80% khả năng miễn dịch cộng đồng và hầu hết mọi người được tiêm đầy đủ hai liều vắc xin COVID-19, với một đợt tiêm tăng cường dự kiến sẽ bắt đầu vào 9.8 tới.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Trong một bản sửa đổi của chỉ thị khung về chất thải, Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra các mục tiêu ràng buộc pháp lý cho tất cả các quốc gia nhằm giảm lãng phí thực phẩm lên đến 30% nhưng các nhóm vận động vì khí hậu cho rằng mục tiêu này là chưa đủ.
Văn phòng Thủ tướng Israel (PMO) tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine vốn diễn ra vào ngày 22.2, cho đến khi đợt trao trả con tin tiếp theo được đảm bảo và Hamas không tổ chức bất cứ buổi lễ “hạ nhục” con tin nào nữa.
Tòa thánh Vatican ngày 22.2 thông báo Giáo hoàng Francis đang trong tình trạng nguy kịch do khó thở kéo dài khi đang điều trị viêm phổi kèm nhiễm trùng.
Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ đảng cực hữu Phục hưng (Revival) tại Bulgaria hôm 22.2 đã đụng độ với cảnh sát khi cố gắng xông vào tòa nhà phái bộ Liên minh châu Âu (EU) tại thủ đô Sofia.
Hãng RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 22.2 tiết lộ một cuộc gặp nữa giữa quan chức nước này với đại diện phía Mỹ được lên kế hoạch tổ chức vào 2 tuần tới.
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Kỳ họp lần thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.HCM chiều 20.2 đã thông qua Nghị quyết về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.