Các nhân viên nghiên cứu người Mỹ đang làm việc tại trụ sở của Huawei tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã bị hồi hương sau khi Mỹ đưa công ty này vào "danh sách đen".

Huawei hồi hương các nhân viên người Mỹ ở Thâm Quyến

Hà Ngọc Bách | 31/05/2019, 19:08

Các nhân viên nghiên cứu người Mỹ đang làm việc tại trụ sở của Huawei tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã bị hồi hương sau khi Mỹ đưa công ty này vào "danh sách đen".

Theo báo cáo của Financial Times ngày 31.5, Huawei đã ra lệnh hủy bỏ các cuộc họp kỹ thuật với các liên hệ ở Mỹ và hồi hươngtất cả kỹ sư Mỹ làm việc ở Thâm Quyến trong bối cảnh căng thẳng giữa tập đoàn viễn thông Trung Quốc với chính phủ Mỹ tăng cao.

Cụ thể, ông Dang Wenshuan, kiến trúc sư chiến lược trưởng của Huawei, cho biết công dân Mỹ làm việc trong bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại trụ sở của Huawei, đã được yêu cầu quay trở lại Mỹ cách đây 2 tuần, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Huawei và 68 chi nhánh của công ty vào "danh sách đen" thương mại của Bộ Thương mại Mỹ.

Ngay thời điểm Mỹ ra quyết định đưa Huawei vào "danh sách đen", đã có một cuộc họp giữa Huawei với các đối tác Mỹ ở Thâm Quyến và cuộc họp này nhanh chóng tan rã khi các đại biểu Mỹ được yêu cầu tháo laptop, cách ly mạng và rời khỏi cơ sở của Huawei.

Ông Dang cho biết thêm là, Huawei cũng đang hạn chế sự tương tác rộng rãi hơn giữa nhân viên và bất kỳ công dân Mỹ nào.

Financial Times dẫn lời một đối tác Mỹ làm việc tại Trung Quốc cho biết đã rất ngạc nhiên khi nhận được tin nhắn từ bộ phận liên hệ kinh doanh của Huawei rằng họ đã hoãn mọi liên lạc cho đến khi có thông báo mới. Nội dung tin nhắn cho biết: “Vì quy định của chúng tôi, chúng tôi không được phép gặp công dân Mỹ để thảo luận về các vấn đề liên quan đến công nghệ”.

Đây là hành động leo thang của Huawei sau khi công ty bị Mỹ liệt kê vào "danh sách đen" thương mại của Bộ Thương mại Mỹ với cáo buộc gián điệp, dẫn đến việc một loạt công ty Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ ngừng hợp tác với Huawei như Google, Intel, Broadcom…

Phía Huawei liên tục phủ nhận cáo buộc này và cho rằng chính quyền Mỹ đang tìm cách tạo ra một sự phân ly trong giới công nghệ, một phần do lo ngại về hoạt động gián điệp và trộm cắp sở hữu trí tuệ, cũng như một phần là nỗi sợ hãi về sức mạnh công nghệ đang đi lên của Trung Quốc. Huawei cũng cho rằng việc công ty trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất toàn cầu đã tạo ra nỗi sợ hãi cho Mỹ.

Ái Vi (theo Financial Times)
Bài liên quan
Người Trung Quốc bán hàng xuyên biên giới đối mặt tương lai u ám nếu TikTok bị cấm ở Mỹ
Điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz, Luo Ziyan từng khiến các nhà buôn khác ở Nghĩa Ô, trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải (Trung Quốc) phải ghen tị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huawei hồi hương các nhân viên người Mỹ ở Thâm Quyến