Thủ tướng Hun Sen hôm 30.5 đã phủ nhận những lo ngại cho rằng Campuchia rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Ông nói rằng các khoản vay từ Bắc Kinh có lãi suất thấp, rủi ro thấp và không phải là mối đe dọa đối với độc lập dân tộc của Campuchia.

Thủ tướng Campuchia gạt bỏ lo ngại về bẫy nợ của Trung Quốc

Hoàng Vũ | 31/05/2019, 16:29

Thủ tướng Hun Sen hôm 30.5 đã phủ nhận những lo ngại cho rằng Campuchia rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Ông nói rằng các khoản vay từ Bắc Kinh có lãi suất thấp, rủi ro thấp và không phải là mối đe dọa đối với độc lập dân tộc của Campuchia.

Phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 do Tập đoàn Nikkei tổ chức trong hai ngày 30 và 31.5 ở Tokyo với chủ đề "Đi tìm trật tự toàn cầu mới - Vượt qua bất ổn", ông Hun Sen nói Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Campuchia khi đề cập đến việc sử dụng các khoản vay của Trung Quốc.

"Tôi đã nghe quá nhiều người nói Campuchia có thể rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc", Thủ tướng Hun Sen cho biết và khẳng định: "Đối với Campuchia, chúng tôi giữ vững chủ quyền trong vấn đề vay mượn. Chúng tôi vay theo các dự án mà chúng tôi cần và Trung Quốc tôn trọng quyết định của chúng tôi. Trung Quốc không buộc Campuchia phải làm bất cứ điều gì".

Campuchia hiện là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và cũng là nước nhận viện trợ và đầu tư lớn nhất với hàng tỉUSD được Bắc Kinh rót vào các khoản vay và quỹ phát triển thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhằm mục đích thúc đẩy liên kết trên bộ và trên biển giữa châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Ông Hun Sen nói các khoản vay của Trung Quốc là lãi suất thấp và dài hạn, và nợ chung vẫn ở mức thấp, ở mức 21,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). “Một số quốc gia nợ tới 200%, 300% hoặc 500% GDP của họ”, ông nói.

Theo Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, nợ công của Campuchia năm ngoái đứng ở mức 7 tỉUSD và họ đã trả được 19% số nợ.

Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh rằng đất nước của ông khôngdựa vào Trung Quốc và kêu gọi kết hợp sáng kiến ​​của Trung Quốc với các nỗ lực do Mỹ khởi xướngđể thúc đẩy một khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do" -vốn được coi là đối trọng của sáng kiến Vành đai và Con đường. “Những nỗ lực này cần được đồng bộ hóa để tạo ra lợi ích cho cả đôi bên”, ông Hun Sen nói.

Tuy nhiên, sáng kiến Vành đai và Con đường ​​là một phần của sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa Mỹ - cường quốc thống trị truyền thống ở châu Á - và Trung Quốc, một thế lực mới nổi.

"Chúng tôi rất quan tâm đến hòa bình, ổn định và an ninh toàn cầu đối với sự phát triển của một thế giới đa cực", Hun Sen nói trong bài phát biểu của mình trước diễn đàn Tương lai châu Á. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang có thể làm suy yếu các quốc gia nhỏ hơn như Campuchia, một nền kinh tế đang phát triển được củng cố bởi thương mại tự do và đa phương.

Hoàng Vũ (theo Reuters, Nikkei)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Campuchia gạt bỏ lo ngại về bẫy nợ của Trung Quốc