Huawei cố gắng phô trương thanh thế tại hội nghị thường niên lớn nhất ngành công nghiệp di động vào tuần này để chứng minh với thế giới rằng họ đang phát triển mạnh, bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ và lo ngại về an ninh gia tăng trong mối quan hệ Mỹ - Trung.

Huawei phô trương thanh thế ở MWC trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt nặng hơn

Sơn Vân | 04/03/2023, 10:40

Huawei cố gắng phô trương thanh thế tại hội nghị thường niên lớn nhất ngành công nghiệp di động vào tuần này để chứng minh với thế giới rằng họ đang phát triển mạnh, bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ và lo ngại về an ninh gia tăng trong mối quan hệ Mỹ - Trung.

Đang bị hạn chế thương mại buộc phải sản xuất các thiết bị không có linh kiện chính từ Mỹ, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) chiếm khoảng 3/4 trong Hội trường 1 rộng 14.000 mét vuông tại Mobile World Congress (MWC) ở thành phố Barcelona (Tây Ban Nha).

MWC là triển lãm công nghệ di động quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm tại Barcelona. Tại đây, các hãng công nghệ di động hàng đầu trình diễn các sản phẩm mới nhất và công nghệ tiên tiến nhất trong ngành ĐTDĐ cùng các thiết bị di động khác.

Hơn 80.000 người, bao gồm cả giám đốc điều hành công nghệ, nhà đổi mới và cơ quan quản lý, sẽ tham dự MWC năm nay.

Huawei được biết đến như hãng chi tiêu lớn cho các sự kiện. Màn hình năm nay của Huawei ở MCW có kích thước bằng hai sân bóng bầu dục Mỹ, lớn hơn khoảng 50% so với năm ngoái, theo một phát ngôn viên công ty Trung Quốc.

Màn hình công phu ở Barcelona nhấn mạnh Huawei đang nỗ lực để nhắn nhủ với thế giới viễn thông rằng họ vẫn mở cửa kinh doanh. Thu nhập ròng của Huawei đã giảm 40% trong ba quý đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước xuống còn 27,2 tỉ nhân dân tệ (3,8 tỉ USD), sau một loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ gần như bóp nghẹt hoạt động kinh doanh ĐTDĐ đang phát triển mạnh của hãng.

Trong khi phủ nhận mọi hành vi sai trái và đẩy lùi ý kiến ​​cho rằng các sản phẩm của họ gây ra mối đe dọa an ninh, Huawei buộc phải tìm kiếm doanh thu ở những ngành xa lạ, chẳng hạn khai thác mỏ và nông nghiệp.

John Strand, người sáng lập Strand Consult, công ty có trụ sở tại Copenhagen (thủ đô Đan Mạch) chuyên tư vấn cho ngành công nghiệp viễn thông, nói: “Điều này là cách để Huawei cho thấy: Mỹ nói chuyện và chúng tôi thực hiện”.

Theo John Strand, đó là cách Huawei cho thấy họ đang chống đối với chính quyền Biden.

MWC 2023 diễn ra trong thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo hãng tin Reuters, chính quyền Biden đang xem xét các giấy phép xuất khẩu của Huawei hiện có, trong khi nghiên cứu cách cắt đứt tất cả nhà cung cấp cho công ty Trung Quốc này tại Mỹ, gồm cả Intel và Qualcomm.

Màn hình màu trắng bóng loáng của Huawei trải dài trên hai tầng, với các phòng họp ở trên không gian trưng bày được chia thành hai phần: Sản phẩm dành cho người tiêu dùng và công nghệ cho ngành công nghiệp.

Bên trong khu vực dành riêng cho những người được mời là màn hình hiển thị ăng-ten di động truyền thống của Huawei, nền tảng công nghệ tài chính tập trung vào các thị trường mới nổi, hệ thống lọc cá AI để phân tách quần thể cá hồi và bài thuyết trình giới thiệu về công việc mới của công ty trên 6G.

Các công ty lớn khác của Trung Quốc, gồm cả China Telecom, ZTE và Xiaomi, cũng có màn hình lớn.

Chi phí thuê gian hàng và khu vực tiếp khách ngoài trời của Huawei, nơi du khách chen lấn và xếp hàng để lấy những bát thức ăn nóng hổi, có thể lên tới gần 10 triệu USD, theo hai người quen thuộc với giá cả của sự kiện, yêu cầu giấu tên vì thông tin không được tiết lộ công khai.

Người phát ngôn Huawei từ chối bình luận về mức giá, nhưng cho biết công ty dự kiến sẽ đón khoảng 10.000 khách tham quan suốt sự kiện này, trong đó có các nhà lãnh đạo hàng đầu như Giám đốc điều hành tạm thời của Vodafone Group Plc - Margherita Della Valle.

GSMA, hiệp hội đại diện cho hơn 750 nhà khai thác di động và là cơ quan tổ chức đằng sau MWC, cũng từ chối bình luận.

huawei-pho-truong-thanh-the-o-mwc-sau-nguy-co-bi-my-trung-phat-nang-hon-1-.jpg
Gian hàng Huawei tại MWC 2023 - Ảnh: Angel Garcia

Đã chiến đấu với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ kể từ khi bị đưa vào danh sách đen cách đây vài năm, Huawei phải đối mặt áp lực gia tăng trong bối cảnh rộ tin chính quyền Biden có thể ngừng phê duyệt giấy phép xuất khẩu hàng loạt công nghệ cho công ty Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã thêm Huawei vào danh sách đen (danh sách thực thể) của Bộ Thương mại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia vào năm 2019, một động thái cản trở hoạt động kinh doanh smartphone sinh lợi một thời của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Các nhà cung cấp của hầu hết công ty bị thêm vào danh sách thực thể đều thấy yêu cầu giao hàng cho các hãng mục tiêu của họ bị từ chối. Thế nhưng, chính quyền Trump đã thực hiện chính sách đặc biệt với Huawei, từ chối để công ty Trung Quốc tiếp cận một số thứ như chip 5G nhưng cho phép nhận các mặt hàng khác nếu công nghệ liên quan được coi là ít đe dọa hơn, chẳng hạn chip 4G.

Theo nhiều phương tiện truyền thông trích dẫn những người quen thuộc với tình huống này, gồm cả trang Financial Times, chính quyền Biden đang xem xét việc không cấp giấy phép như vậy nữa, dù quyết định vẫn chưa được đưa ra.

Huawei từ chối bình luận các bài viết về các lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ.

Nếu được xác nhận, lệnh cấm xuất khẩu hàng loạt công nghệ Mỹ sẽ cắt đứt hoàn toàn quyền tiếp cận của Huawei với các nhà cung cấp như Qualcomm, Nvidia và Intel, giáng một đòn mới vào hoạt động của hãng. Ví dụ Mate 50, smartphone hàng đầu của Huawei ra mắt cuối năm 2022 và sử dụng chip Qualcomm không hỗ trợ kết nối 5G, sẽ bị ảnh hưởng.

Các nhà phân tích tại BOCI, đơn vị ngân hàng đầu tư quốc tế của Ngân hàng Trung Quốc, viết trong một lưu ý rằng việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ với Huawei đồng nghĩa hoạt động kinh doanh smartphone của công ty Trung Quốc “có thể đối mặt với rủi ro mới”. Trong khi đó, tâm lý của nhà đầu tư với công nghệ Trung Quốc “có thể bị suy yếu do căng thẳng địa chính trị gia tăng”, nhà phân tích BOCI viết.

Bất chấp những khó khăn kinh doanh và triển vọng không chắc chắn hơn, Huawei vẫn là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia ở Trung Quốc dù không còn dẫn đầu thị trường smartphone.

Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ tình hình của Huawei, để đánh giá liệu biểu tượng thành tựu công nghệ Trung Quốc này có thể tồn tại dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của Mỹ hay không. Người sáng lập Huawei - Nhậm Chính Phi đã cảnh báo các nhân viên vào năm 2022 rằng họ phải tập trung vào sự sống còn bằng mọi giá.

Dan Wang, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Gavekal, cho biết: "Huawei đang chạy đua với thời gian để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các phân khúc mới ít phụ thuộc vào chất bán dẫn tiên tiến hơn”.

Khi doanh thu từ mảng kinh doanh smartphone sụt giảm trong bối cảnh thiếu chip tiên tiến, Huawei đã tăng gấp đôi số lượng dịch vụ số hóa công nghiệp, dẫn đầu là những cam kết sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp truyền thống trong nước và chính phủ số hóa, sử dụng năng lực của mình ở 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ khác.

Sau thành công tại quê nhà với các dự án như thiết bị đầu cuối thông minh tự động tại cảng Thiên Tân, Huawei đang tìm cách tạo đà phát triển. Tại cảng Thiên Tân, thành phố ven biển phía đông nam thủ đô Bắc Kinh, Huawei hợp tác với những người khác xây dựng một nhà ga hoàn toàn tự động. Theo đó, các cần cẩu container có thể tự động di chuyển hàng hóa cùng các phương tiện có thể tự chạy và sạc.

Theo Huawei, chỉ khi hệ thống gặp sự cố không thể xử lý trong hệ thống vận chuyển ngang không người lái của mình (xác suất xảy ra là 0,5% hoặc thấp hơn) thì nó mới phát tín hiệu yêu cầu sự can thiệp từ xa của con người.

Bài liên quan
Tranh luận về kế hoạch sản xuất chip bí mật của Huawei sau lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ
Các kế hoạch sản xuất chip của Huawei trở thành chủ đề được đồn đoán trong ngành công nghiệp bán dẫn sau khi công ty Trung Quốc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật in thạch bản cực tím tiên tiến. Đây là công nghệ chính được sử dụng để sản xuất chip tiên tiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huawei phô trương thanh thế ở MWC trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt nặng hơn