Sau khi ký công văn đóng cửa Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã ra quyết định hủy bỏ cả công văn này và quyết định không công nhận hợp đồng lao động của một cán bộ y tế ở đây; đồng thời giao cho giám đốc bệnh viện tái cơ cấu để bệnh viện tiếp tục hoạt động.

Hủy quyết định đóng cửa Bệnh viện Phúc An Khang

Hồ Quang | 13/04/2017, 14:22

Sau khi ký công văn đóng cửa Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã ra quyết định hủy bỏ cả công văn này và quyết định không công nhận hợp đồng lao động của một cán bộ y tế ở đây; đồng thời giao cho giám đốc bệnh viện tái cơ cấu để bệnh viện tiếp tục hoạt động.

Thông tin từ Bệnh viện Phúc An Khang ngày 13.4cho hay, trong chiều 12.4, ông Diệp Văn Phát,Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang,đã ký quyết định số 01/QĐ-HĐQTIPAK hủy bỏ 2 văn bản được ký trước đó vào ngày 30.3.2017 và ngày 5.4.2017.Trong quyết định số 01 này, ông Phát còn hủy bỏ luôn cả quyết định không công nhận hợp đồng lao độngcủa bác sĩ Hoàng Tùng – Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Quốctế Phúc An Khang.

Trước đó,công văn số 01/CV/2017 được ông Diệp Văn Phát ký vào ngày 30.3.2017 thông báo chấm dứt hoạt động của Bệnh viện Phúc An Khang vào ngày 28.4.2017 và ngừng tiếp nhận bệnh nhân vào ngày 16.4.

Cũng trong ngày 12.4, ông Diệp Văn Phát còn ký quyết định số 02/QĐ-HĐQTIPAK ủy quyền cho bác sĩ Mai Tiến Dũng,Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang,thay mặt Hội đồng quản trị làm việc với các cơ quan chức năng vềvấn đề hoạt động của bệnh viện. Đồng thời ông Phát cũng giao quyền cho giám đốc bệnh viện này tái cấu trúc bệnh viện để tiếptục hoạt động phục vụ bệnh nhân, tìm nguồn đầu tư và phát triển bệnh viện.

Trước đó, báo điện tử Một Thế Giới đã có bài viết phân tích về những sai trái trong công văn 01/CV/2017 do ông Diệp Văn Phát ký đóng cửa Bệnh viện Phúc An Khang. Cụ thể,công văn này đã vi phạm vào điểm b Khoản 1 Điều 201 và điểm i Khoản 2 Điều 135 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Tại điểm b Khoản 1 Điều 201 quy định một trong những trường hợp dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp là theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Còn tại điểm i Khoản 2 Điều 135 cũng quy định thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể công ty cổ phần thuộc về Đại hội đồng cổ đông chứ không phải thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết về việc quyết định giải thể công ty phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, tại công văn số 01/CV/2017 ngày 30.3.2017 của Công ty cổ phần Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang do ông Diệp Văn Phát – Chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm Tổng giám đốc) ký thể hiện: “Hội đồng quản trị quyết định đến ngày 28.4.2017, bệnh viện sẽ chính thức ngừng hoạt động và công ty sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để giải thể theo quy định của pháp luật”.

Như vậy quyết định giải thể doanh nghiệp không do Đại hội đồng cổ đông thông qua mà do Hội đồng quản trị công ty thông qua là không đúng với quy định của pháp luật.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hủy quyết định đóng cửa Bệnh viện Phúc An Khang