Tổng thống Ebrahim Raisi ngày 18.9 tuyên bố, Iran sẵn sàng tham gia một thỏa thuận công bằng, nhưng ông vẫn giữ thái độ nghi ngờ từ sau khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Mỹ rút khỏi và tái áp đặt trừng phạt.

Iran muốn Mỹ đảm bảo không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lần nữa

Cẩm Bình | 19/09/2022, 15:38

Tổng thống Ebrahim Raisi ngày 18.9 tuyên bố, Iran sẵn sàng tham gia một thỏa thuận công bằng, nhưng ông vẫn giữ thái độ nghi ngờ từ sau khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Mỹ rút khỏi và tái áp đặt trừng phạt.

“Cần phải có đảm bảo. Nếu có đảm bảo thì Mỹ sẽ không rút khỏi thỏa thuận. Mỹ từng thất hứa, rút khỏi một cách đơn phương. Nên bây giờ đưa ra lời hứa hoàn toàn vô nghĩa”, Tổng thống Raisi phát biểu.

Đội ngũ đàm phán hiện đang nỗ lực làm việc nhưng triển vọng đạt thỏa thuận vẫn còn khá xa vời. Đề xuất phá vỡ thế bế tắc do Liên minh châu Âu (EU) - bên đứng ra làm trung gian đàm phán - đều bị cả Washington lẫn Tehran bác bỏ.

800x-1.jpg
Iran lo ngại nguy cơ Mỹ lại rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lần nữa - Ảnh: Bloomberg

Reuters trước đó tiết lộ, ngoài yêu cầu có đảm bảo Mỹ không rút khỏi thỏa thuận lần nữa, Iran còn đòi hỏi chính quyền Tổng thống Joe Biden bỏ lệnh trừng phạt, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) không tiến hành các cuộc điều tra “có động cơ chính trị” về hoạt động hạt nhân của nước này.

Tổng thống Raisi không hài lòng khi Tổng thống Biden vẫn giữ lại lệnh trừng phạt từ thời người tiền nhiệm: “Điều quan trọng là phải dỡ bỏ trừng phạt. Họ tuyên bố mình khác chính quyền Tổng thống Trump. Họ đưa ra nhiều thông điệp như vậy nhưng chúng tôi lại chẳng thấy khác gì cả”.

Ngoài ra, Tổng thống Raisi còn tuyên bố không tin rằng việc gặp Tổng thống Biden nhân phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York tuần này sẽ mang lại lợi ích: “Tôi không tin việc gặp gỡ hoặc trò chuyện với ông ấy sẽ đem lại lợi ích”, Tổng thống Iran nói. 

Lịch trình sắp tới của Tổng thống Biden chưa được công bố. Trước mắt, ông sẽ hội kiến tân Thủ tướng Anh Liz Truss vào ngày 21.9.

Thỏa thuận hạt nhân với Iran được đánh giá có thể làm thay đổi đáng kể giá dầu. Một khi trừng phạt được nới lỏng hoặc dỡ bỏ, dầu Iran có thể tái xuất khẩu với số lượng lớn bù đắp phần nào nguồn cung dầu Nga mất đi thời gian qua, qua đó góp phần xoa dịu khủng hoảng năng lượng mà châu Âu đang hứng chịu.

Bài liên quan
Tỷ phú Elon Musk thành cầu nối ‘độc nhất vô nhị’ giữa hai thế lực đối lập Mỹ - Iran
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục chìm trong căng thẳng, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã bất ngờ xuất hiện như một cầu nối tiềm năng, mở ra cánh cửa đối thoại mới giữa hai quốc gia đối đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Iran muốn Mỹ đảm bảo không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lần nữa