Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết lạnh giá tràn xuống phần lớn đất nước. Cộng với việc các nhà máy điện tranh nhau tích trữ than, khiến giá nhiên liệu này lên mức cao kỷ lục.

Không khí lạnh tràn xuống, người Trung Quốc sẽ thêm cóng vì khủng hoảng năng lượng

Anh Tú | 15/10/2021, 11:48

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết lạnh giá tràn xuống phần lớn đất nước. Cộng với việc các nhà máy điện tranh nhau tích trữ than, khiến giá nhiên liệu này lên mức cao kỷ lục.

Nhu cầu điện để sưởi ấm cho các tòa nhà và văn phòng dự kiến ​​sẽ tăng cao trong tuần này khi những đợt gió lạnh mạnh từ miền bắc Trung Quốc tràn xuống. Các nhà dự báo cho biết nhiệt độ trung bình ở một số khu vực miền Trung và miền Đông có thể giảm tới 16 độ C trong 2-3 ngày tới.

Tình trạng thiếu than, giá nhiên liệu tăng cao và nhu cầu công nghiệp bùng nổ sau đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chế độ thắt lưng buộc bụng đã được áp dụng tại ít nhất 17 trong số hơn 30 khu vực của Trung Quốc kể từ tháng 9, buộc một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Giá than nhiệt Zhengzhou (giao tháng 1 tới) đạt mức cao kỷ lục 1.669,40 nhân dân tệ (259,42 USD) / tấn vào đầu ngày hôm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, giá đã tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.

Ba tỉnh Đông Bắc là Cát Lâm, Hắc Long Giang và Liêu Ninh thuộc trong số những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu điện vào tháng trước. Ngoài ra, người dân một số khu vực ở miền bắc Trung Quốc gồm Nội Mông và Cam Túc đã bắt đầu phải sưởi ấm để đối phó với giá lạnh hơn thời tiết bình thường. Nguồn điện sưới ấm đến từ các nhà máy điện chủ yếu chủ yếu dùng nhiên liệu bằng than đá.

Bắc Kinh đã thực hiện một loạt các biện pháp để kiềm chế sự tăng giá than gồm tăng sản lượng than trong nước và cắt điện đối với các ngành công nghiệp đang khát năng lượng và một số nhà máy trong thời kỳ nhu cầu cao điểm. Chính quyền đã nhiều lần hứa với người dân rằng nguồn cung cấp năng lượng sẽ được đảm bảo cho nhu cầu sưởi ấm mùa đông.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện dự kiến ​​sẽ tiếp tục diễn ra vào đầu năm tới. Các nhà phân tích dự báo mức tiêu thụ điện công nghiệp sẽ giảm 12% trong quý 4 do nguồn cung than thiếu hụt và chính quyền địa phương ưu tiên cho người dân.

Đầu tuần này, Trung Quốc trong bước đi táo bạo nhất trong cuộc cải cách ngành điện kéo dài hàng thập kỷ, cho biết họ sẽ cho phép giá nhiệt điện than dao động tới 20% so với mức cơ bản kể từ ngày 15.10, cho phép các nhà máy phát điện được bán giá cao đối với khách hàng cần điện sản xuất.

Các nhà sản xuất thép, nhôm, xi măng và hóa chất dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với chi phí điện cao hơn và biến động hơn theo chính sách mới, điều sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận.

Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành "trung hòa carbon" vào năm 2060 và Bắc Kinh đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện than gây ô nhiễm để chuyển sang sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện sạch hơn. Nhưng than đá dự kiến vẫn ​​sẽ cung cấp phần lớn nhu cầu điện trong một thời gian.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất gặp khó khăn về nguồn cung cấp điện, điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện ở một số quốc gia. Cuộc khủng hoảng đã nêu bật khó khăn trong việc cắt giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào nhiên liệu hóa thạch.

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc sẽ cố gắng giảm lượng khí thải carbon từ năm 2030. Điều này được Phó Thủ tướng Hàn Chính nêu tại Diễn đàn Quốc tế Tuần lễ Năng lượng Nga vào hôm 14.10.

Ông Hàn cũng nói rằng Trung Quốc và Nga là những lực lượng quan trọng dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng và họ nên hợp tác và đảm bảo tiến độ suôn sẻ của các dự án đường ống dẫn dầu và khí đốt lớn cũng như điện hạt nhân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không khí lạnh tràn xuống, người Trung Quốc sẽ thêm cóng vì khủng hoảng năng lượng