Trước thời điểm hàng rào thuế quan bãi bỏ theo cam kết hội nhập và giảm thuế nhập khẩu về 0% thì số phận ngành ô tô Việt Nam sẽ ra sao? 

Kịch bản nào cho ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu về 0%?

Một Thế Giới | 19/04/2015, 14:00

Trước thời điểm hàng rào thuế quan bãi bỏ theo cam kết hội nhập và giảm thuế nhập khẩu về 0% thì số phận ngành ô tô Việt Nam sẽ ra sao? 

Theo cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 10 nước ASEAN vào Việt Nam sẽ bị xóa bỏ. Sau 20 năm được bảo hộ, ngành ôtô chỉ còn khoảng 3 năm chuẩn bị để đương đầu với các nhà sản xuất xe lớn trong khu vực.

Mới đây, đại diện Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho biết họ cùng một số doanh nghiệp (DN) khác đang cân nhắc kế hoạch thu hẹp sản xuất chuyển sang phân phối tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản.

Tổng giám đốc Toyota Việt Nam - Yoshihisa Maruta cũng không khỏi sốt ruột khi đứng trước hai sự lựa chọn nhập khẩu hoàn toàn hay tiếp tục lắp ráp. Ông cho biết việc nhập xe nguyên chiếc về bán sẽ rẻ hơn nhập linh kiện về lắp ráp, khi nhiều dòng thuế nhập khẩu trong ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018.

Trước đó, Vina Star Motors (Vinastar) - nhà phân phối của Mitsubishi Motors cũng cho hay có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với lộ trình giảm thuế vào năm 2018, cân nhắc hai hướng gia tăng sản xuất hay nhập khẩu.

Dự báo được lộ trình giảm thuế, nhiều hãng xe cũng đang tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia có chi phí thấp hơn. 
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, quý I năm 2015, ước tính có 23.000 chiếc được nhập khẩu về Việt Nam với tổng trị giá 537 triệu USD, tăng 216% về số lượng và 255% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Bàn luận về vấn đề này, trao đổi với Báo VnExpress ngày 18.4, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết: “Khi thuế suất nhập khẩu trong khu vực bằng 0, không loại trừ các nhà đầu tư ô tô sẽ dịch chuyển sang Việt Nam bởi nhu cầu thị trường vẫn lớn và vị trí địa lý thuận lợi, có thể là trung tâm của khu vực.

Tiến sĩ Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE nhận định, nếu các nhà sản xuất chuyển sang nhập khẩu xe về bán ở thị trường trong nước thì đây sẽ là nốt giáng cho chiến lược phát triển ô tô Việt Nam. 
"Đã có chiến lược từ năm 1991 và điều chỉnh nhiều lần, mỗi lần đưa ra không biết bao nhiêu chính sách mới nhưng bây giờ khi thuế bằng 0% thì không dại gì người ta nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Chiến lược phát triển của ngành đã không lường được các diễn biến khi hội nhập", ông Mại chia sẻ.

Do đó, với mức thuế cắt giảm lớn như vậy, năm 2018-2019 có thể coi là thời điểm quyết định số phận của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, khi doanh nghiệp (kể cả liên doanh hay FDI) không còn tấm bùa hộ mệnh là hàng rào thuế quan.

Ngoài ra, những biện pháp bảo hộ phi thuế quan như quy định tỷ trọng nội địa hóa bắt buộc, lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài (dịch vụ bán hàng hậu mãi, tài trợ, bảo hiểm ô tô...), hay sự phân biệt đối xử giữa ô tô và phụ tùng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước... cũng bị bãi bỏ, mà thực tế đã mất hiệu lực trên nguyên tắc từ nhiều năm nay.

Khi “ngày phán xét” không còn xa, tương lai ngành ô tô Việt Nam không mấy khả quan khi đánh mất cơ hội tận dụng thời gian bảo hộ trước đây để vươn lên.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kịch bản nào cho ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu về 0%?