Hiện tượng La Nina đem lại mùa đông khắc nghiệt hơn đang đến gần, nhiều khả năng sẽ khiến cho khủng hoảng năng lượng tại châu Á trở nên trầm trọng hơn.

La Nina khiến khủng hoảng năng lượng tại châu Á thêm trầm trọng

Cẩm Bình | 26/10/2021, 11:37

Hiện tượng La Nina đem lại mùa đông khắc nghiệt hơn đang đến gần, nhiều khả năng sẽ khiến cho khủng hoảng năng lượng tại châu Á trở nên trầm trọng hơn.

La Nina - hình thành khi gió mậu dịch quanh xích đạo mạnh lên đưa nước lạnh từ đáy biển trồi lên - đã xuất hiện ở Thái Bình Dương, làm nhiệt độ tại Bắc bán cầu thấp hơn bình thường và buộc cơ quan thời tiết của một số quốc gia trong khu vực phải lên tiếng cảnh báo về một mùa đông lạnh giá sắp tới.

Không ít quốc gia đang gặp cảnh giá nhiên liệu tăng cao, thiếu điện cung cấp cho hoạt động công nghiệp. Nhu cầu sưởi ấm trong mùa đông khắc nghiệt có thể đẩy giá than và khí đốt lên hơn nữa.

Renny Vandewege - phó chủ tịch công ty phân tích thị trường DTN - cho biết: “Chúng tôi dự báo nhiệt độ mùa đông sẽ thấp hơn bình thường trên khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu thời tiết là yếu tố quan trọng để dự đoán mức độ năng lượng cần dùng”.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản khuyến cáo tháng tới sẽ lạnh hơn, trước đó họ nhận định tỷ lệ La Nina xuất hiện trong giai đoạn thu đông lên đến 60%. Nước này hiện không bị khủng hoảng năng lượng nhưng vẫn rất cảnh giác vì năm ngoái từng có đợt lạnh sâu khiến giá điện tăng đột biến, nhiều doanh nghiệp không đủ nhiên liệu nên đành chấp nhận mua khí đốt hóa lỏng (LNG) giao ngay giá đắt.

Bộ Thương mại Nhật đã làm việc với công ty điện lực, dầu mỏ, khí đốt lớn nhằm chuẩn bị đón mùa đông. Kho dự trữ LNG của các nhà cung cấp điện lớn đang được giữ ở mức cao hơn trung bình 4 năm khoảng 24%.

Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc thì cảnh báo thời tiết nửa đầu mùa đông sẽ lạnh hơn và nước này cũng có khả năng bị La Nina ảnh hưởng. Trận tuyết đầu mùa đến sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái, tháng 10 lạnh bất thường.

Để tăng cung cấp nhiên liệu và giảm thiểu tác động từ giá tăng cao, giới chức Hàn Quốc tạm thời giảm thuế nhiên liệu lẫn thuế nhập khẩu LNG.

lanina.jpg
Trận tuyết đầu mùa ở Hàn Quốc đến sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái - Ảnh: SCMP

Nhiệt độ ở khu vực phía bắc Ấn Độ dự kiến giảm tới 3 độ C (còn khoảng 2 độ C) vào hai tháng 1 và 2 trước khi tăng trở lại. Không như các nước khác, thời tiết mát mẻ hơn tại nước này giúp giảm tiêu thụ điện. Tuy nhiên, tiếp đó quốc gia Nam Á phải đối diện một đợt hạn hán ngay khi mùa gió mùa kết thúc.

Vài tháng gần đây, một số vùng khai thác than trọng điểm của Ấn Độ phải hứng chịu lũ lụt nên nguồn than cung cấp cho hoạt động sản xuất điện bị thắt chặt.

Todd Crawford - giám đốc đơn vị tư vấn Atmospheric G2 - cho biết ngoài La Nina, còn có yếu tố khác: biến đổi khí hậu khiến Biển Kara (Bắc cực) ít băng hơn, làm Đông Bắc Á lạnh hơn; xoáy cực - vùng áp suất thấp nằm gần cực Trái đất - vào đầu mùa đông yếu hơn, cho phép không khí không khí lạnh tràn xuống phía nam.

Tổng hợp loạt yếu tố trên, ông dự báo đợt lạnh lớn ở Đông Bắc Á rơi vào khoảng cuối tháng 11 - đầu tháng 1.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
La Nina khiến khủng hoảng năng lượng tại châu Á thêm trầm trọng