Lỗ thủng của tầng ozone tại Nam Cực đang dần phục hồi sau nhiều năm cố gắng giảm thiểu các loại khí thải làm hỏng tầng ozone thành công.

Lớp 'kem chống nắng' cho Trái đất dần phục hồi

Hà Ngọc Bách | 04/07/2016, 11:06

Lỗ thủng của tầng ozone tại Nam Cực đang dần phục hồi sau nhiều năm cố gắng giảm thiểu các loại khí thải làm hỏng tầng ozone thành công.

Tầng ozone nằm ở tầng bình lưu có khả năng ngăn chặn tia cực tím tới bề mặt Trái đất được ví như là một lớp "kem chống nắng" tự nhiên cho Trái đất. Nếu không có tầng ozone, con người và động vật có khả năngcao bị ung thư da và nhiều loại bệnh khác.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy lỗ thủng tầngozone đã thu hẹp hơn 4 triệu km từ năm 2000 tới nay. "Đây là một bất ngờ lớn",Susan Solomon, một nhà hóa học khí quyển tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào ngày 30.6 trên tạp chí khoa học Science cho biết.

"Tôi không nghĩ rằng lỗ hổng sẽ thu hẹp lại sớm như vậy”, bà Susan không giấu sự ngạc nhiên.

Trong những năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự "mỏng đến ấn tượng" của tầng ozone tại Nam Cực. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân chủ yếu của lỗ hổng tầng ozone là do các loại khí được gọi là chlorofluorocarbons (CFCs) gây nên. Khi đó, các loại khí này vốn được sử dụng phổ biến trong hàng loạt máy móc gia dụng như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.

Để bảo vệ "lớp kem chống nắng" của Trái đất, các quốc gia trên toàn thế giới đã đồng ý loại bỏ hoàn toàn các chất phá hủy tầng ozone thông qua một hiệp ước quốc tế được gọi là Nghị định thư Montreal.

Giờ đây, sau gần 30 năm thông qua Nghị định thư Montreal, các nhà khoa học đã thấy được những thành quả đầu tiên của thỏa thuận này, khi các nghiên cứu mới nhất cho thấy sự phục hồi đáng kể của tầng ozone tại Nam Cực.

Các nghiên cứu tương tự của các nhóm khoa học khác cho thấy kết quả khá giống của nhóm nghiên cứu của bà Susan Solomon. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 50% sự phục hồi của tầng ozone là do giảm số lượng khí clo trong khí quyển.Khí clo tồn tại rất ít trong bầu khí quyển tự nhiên nhưng các hợp chất CFC làm cho nồng độ khí clo trong khí quyển tăng lên.

"Chlorofluorocarbons trong công nghiệp gây ra sự suy giảm ozone đã bị loại bỏ theo Nghị định thư Montreal", Solomon và các đồng sự đã viết trong nghiên cứu của họ.

Nghiên cứu của bà Solomon và các đồng sự đã hỗ trợ phân tích của NASA được thực hiện vào năm 2009, cho thấy chuyện gì sẽ xảy ra với thế giới nếu không có thỏa thuận cấm các chất phá hủy tầng ozone.

Nhà khoa họcPaul Newmantừ Trung tâm không gian Goddard của NASA và các cộng sự đã nghiên cứu chuyện gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu cộng đồng quốc tế không cấm CFCs và các hóa chất tương tự thông qua Nghị định thư Montreal.Họ phát hiện ra rằng, nếu con người không ký Nghị định thư Montreal, tới năm 2020 khoảng 17% tầng ozone sẽ bị mất. Đến năm 2065, bức xạ cực tím chiếu đến những thành phố có cùng vĩ độ với Washington DC sẽ gây ra bỏng da chỉ trong 5 phút.

"Chúng tôi mô phỏng một thế giới mà chúng ta đã tránh được. Thật may mắn vì chúng ta tránh được viễn cảnh đó", ông Newman nói.

Thiên Hà (theo Tech Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lớp 'kem chống nắng' cho Trái đất dần phục hồi