Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 10.1.2023 công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Mục tiêu của Kon Tum sau khi thành phố Kon Tum được công nhận là đô thị loại II

H.Đ | 11/01/2023, 08:57

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 10.1.2023 công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh phát triển KTXH và đạt được những kết quả, như: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,32%, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,33%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 66,75%; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,07m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 96,3%. Các đường phố chính được chiếu sáng 100%; tỷ lệ khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt 69,64%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bản thành phố đạt 100%; tỷ lệ người dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,2%...

Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, thành phố Kon Tum đạt tiêu chí đô thị loại II với hầu hết các tiêu chuẩn đã đạt hoặc vượt mức tối đa.

Việc công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh sẽ tạo động lực để thành phố phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt, tiện nghi hơn cho cư dân đô thị.

Như vậy, tỉnh Kon Tum đã phát triển 8 đô thị  gồm: 1 thành phố Kon Tum là đô thị loại II; thị trấn Plei Kần là đô thị loại IV; 6 thị trấn là đô thị loại V (Đăk Hà, Đăk Tô, Sa Thầy, Đăk Glei, Đăk Rve, Măng Đen) và 3 đô thị đang được đầu tư xây dựng hình thành mới (huyện lỵ các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy và Ia H’Drai). Tỷ lệ đô thị hóa của các đô thị trong toàn tỉnh được nâng cao qua từng năm, từ 33,4% năm 2007 lên 34,5% năm 2012 và năm 2021 là 38,26%.

Trước đó, ngày 23.8.2022, Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Đặc biệt, Nghị quyết 16-NQ/TU của Tỉnh ủy cũng đã khẳng định việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị bền vững và đồng bộ về mạng lưới. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh trật tự tại các đô thị.

Trong đó, xác định rõ giải pháp trọng tâm là tập trung cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng, khắc phục tình trạng trì trệ, thiếu động lực và không gian phát triển tại các đô thị hiện hữu; xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại thành phố Kon Tum và thị trấn Măng Đen. Nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội tại các đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; đồng thời, chú trọng phát triển hạ tầng đô thị có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cấp, thoát nước và xử lý chất thải đảm bảo đồng bộ, hiện đại. 

Từ đó, Kon Tum phấn đấu đến 2025, toàn  tỉnh sẽ có 11 đô thị. Ngoài thành phố Kon Tum, tỉnh phấn đấu sẽ có có 3 đô thị loại IV (huyện Ngọc Hồi, thị trấn Đăk Tô, thị trấn Đăk Hà), 7 đô thị loại V (gồm 4 đô thị hiện hữu là thị trấn Đăk Rve, Măng Đen, Sa Thầy, Đăk Glei; thành lập mới 3 đô thị tại trung tâm các huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai). Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%; 100% các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mục tiêu của Kon Tum sau khi thành phố Kon Tum được công nhận là đô thị loại II