Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã buộc tội một giáo sư có tên Simon Ang ở Đại học Arkansas vì nhận tiền và che giấu khoản tài trợ từ chính phủ Trung Quốc. Trường hợp này là ví dụ mới nhất về những nỗ lực của Washington trong việc chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh trong giới hàn lâm Mỹ.

Mỹ bắt giáo sư nhận tiền từ Trung Quốc, hoài nghi với Bắc Kinh dâng cao

13/05/2020, 06:18

Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã buộc tội một giáo sư có tên Simon Ang ở Đại học Arkansas vì nhận tiền và che giấu khoản tài trợ từ chính phủ Trung Quốc. Trường hợp này là ví dụ mới nhất về những nỗ lực của Washington trong việc chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh trong giới hàn lâm Mỹ.

Giáo sư Simon Ang bị bắt giữ vì cáo buộc gian lận tài chính - Ảnh: Fox News

Theo New York Times, ông Simon Ang, 63 tuổi, giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas bị bắt giữ vào thứ sáu tuần trước và bị buộc tội hôm 11.5 vì tội danh gian lận tài chính.

Vị giáo sư này đã nhận tài trợ từ các công ty Trung Quốc và từ chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốc vốn trao các khoản tài trợ cho các nhà khoa học để khuyến khích mối quan hệ của họ với chính quyền Bắc Kinh. Ang được cho là đã cảnh báo một cộng sự của mình giữ im lặng về mối quan hệ của ông với chương trình trên.

Cáo trạng của tòa án cho biết, Ang giữ bí mật các khoản tài trợ của Trung Quốc để tiếp tục nhận thêm các khoản tài trợ khác từ các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm NASA. Cụ thể, ông Ang đã tìm cách nhận hơn 5 triệu USD tài trợ từ chính phủ Mỹ trong 7 năm qua mà không thông báo với Đại học Arkansas về việc ông làm việc cho các trường đại học và các công ty kỹ thuật điện tử của Trung Quốc.

Một trưởng khoa của Đại học Arkansas, ông Todd Shields tiết lộ ông giáo sư Ang cũng đang tham gia vào các nghiên cứu về an ninh mạng lưới điện. Ông Shields cho biết thêm rằng trường đã được yêu cầu khai báo với chính quyền liên bang về lịch sử di chuyển tới Trung Quốc của các giáo sư trong vài tháng gần đây, nhưng không rõ cơ quan nào đã đưa ra yêu cầu trên.

Trong một vụ việc tương tự, tiến sỹ Xiao-Jiang Li, 63 tuổi, cựu giáo sư Đại học Emory ở Atlanta (bang Georgia, Mỹ) hôm 8.5 cũng đã thừa nhận tội danh kê khai thuế sai lệnh, che giấu khoản tài trợ 500.000 USD nhận được từ chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốc. Ông Li bị kết án 1 năm quản chế và phải nộp 35.089 USD tiền bồi thường.

Ông Li được cho là đã tham gia chương trình "Ngàn nhân tài" từ cuối năm 2011 khi giảng dạy tại Đại học Emory. Khi nghiên cứu về bệnh Huntington, ông bí mật được nhận 500.000 USD để cộng tác với các nhà khoa học tại Đại học Tế Nam, Trung Quốc cũng đang tiến hành các nghiên cứu tương tự.

Đầu năm nay, một giáo sư, trưởng khoa của Đại học Harvard đã bị tòa án liên bang Mỹ truy tố với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) nhưng đã lừa dối khi phủ nhận mối quan hệ liên quan với các tổ chức Trung Quốc. Theo cáo trạng, vị giáo sư này đã nhận 50.000 USD mỗi tháng từ WUT và nhận thêm 1,5 triệu USD để thành lập phòng nghiên cứu công nghệ nano tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.

Năm ngoài một nghiên cứu sinh y khoa Trung Quốc được tài trợ bởi Havard, cũng bị bắt giữ tại Boston (Mỹ) do nghi ngờ tìm cách đánh cắp trái phép tế bào ung thư từ Mỹ sang Trung Quốc để nghiên cứu.

Đây là những trường hợp nêu bật "mối đe dọa đang diễn ra liên tục" bởi Trung Quốc bằng cách sử dụng các chương trình tuyển mộ để lôi kéo nhiều học giả và nhà nghiên cứu với mục địch đánh cắp các công trình khoa học và công nghệ của Mỹ.

Bộ Tư pháp Mỹ đang nỗ lực nhằm hạn chế giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học của Mỹ, một phần trong đường lối cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh trong bối cảnh Washington đang kiểm tra gắt gao những nỗ lực gián điệp kinh tế, trộm cắp tài sản trí tuệ, và gần đây nhất là sự “thiếu minh bạch” của Trung Quốc, dẫn đến sự lây lan của COVID-19 vốn làm hơn 4,3 triệu người nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của hơn 289.000 người và trên toàn thế giới.

Trong khi nhiều người Mỹ cho rằng lợi ích học thuật tách biệt với kinh doanh hoặc quân sự, chính phủ Trung Quốc sử dụng tất cả chúng làm đòn bẩy để gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu. Bắc Kinh cũng đã tăng cường sử dụng các khoản hỗ trợ tương tự để tuyển dụng các giáo sư, nhà nghiên cứu có quyền tiếp cận trực tiếp với các thông tin khoa học, và thậm chí cả các giấy phép an ninh, để làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc.

"Bộ Tư pháp vẫn đang cảnh giác với các chương trình như Ngàn nhân tàn vốn đang tìm kiếm các giáo sư và các nhà nghiên cứu làm việc cho Trung Quốc", Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia John Demers cho hay.

Bộ trưởng Tư Pháp William Barr cũng cho biết Mỹ đang cố gắng “thắt chặt” các chương trình cho phép các nhà nghiên cứu Trung Quốc đến làm việc, đồng thời nói thêm rằng một số trường đại học đang làm việc với Bộ để tìm hiểu rõ bản chất của mối đe dọa này.

“Mối đe dọa không hiện hữu chỉ riêng ở các trường đại học. Rất nhiều doanh nghiệp Mỹ chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc hoặc với có quan hệ thương mại với người Trung Quốc. Sau một thời gian, họ biết rằng việc kinh doanh của mình sẽ không thể đạt được những lợi ích lâu dài, nhưng chỉ vì lợi ích ngắn hạn mà có lẽ họ đã hy sinh lợi ích lâu dài của đất nước”, ông Barr nói.

Cục điều tra liên bang (FBI) và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ hiện đang bắt đầu rà soát các trường đại học và cao đẳng để tìm kiếm các học giả đã và đang trở thành đối tượng thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc. Ngoài ra, Bộ Giáo dục Mỹ cũng cho biết họ đang điều tra Đại học Harvard và Yale vì nghi ngờ các trường đại học này không tiết lộ ít nhất 375 triệu USD tiền tài trợ từ Trung Quốc, Nga, Iran và các đối thủ khác của Mỹ.

Hoàng Vũ (theo New York Times)

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ bắt giáo sư nhận tiền từ Trung Quốc, hoài nghi với Bắc Kinh dâng cao