Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27.1 đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các công ty của Nga, trong đó, có tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal và hai công ty khác có liên quan tới nhà tài phiệt Oleg Deripaska, bất chấp nỗ lực thúc đẩy những biện pháp trừng phạt từ phe Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với các công ty Nga

Hoàng Vũ | 28/01/2019, 16:03

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27.1 đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các công ty của Nga, trong đó, có tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal và hai công ty khác có liên quan tới nhà tài phiệt Oleg Deripaska, bất chấp nỗ lực thúc đẩy những biện pháp trừng phạt từ phe Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Ba công ty thuộc sở hữu của ông Deripaska là Rusal, En+ và EuroSibEnergo đã bị Mỹ phong tỏa hồi tháng 4 năm 2017, như một phần trong nỗ lực trừng phạt Nga vì nghi vấn can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và quyết định sáp nhập Bán đảo Crimea từ Ukraine năm 2014, hay việc hỗ trợ cho chính phủ Syria trong cuộc nội chiến.

Theo AFP, Bộ Tài chính Mỹ hôm 27.1 đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi 3 doanh nghiệp Nga cắt giảm cổ phần trực tiếp và gián tiếp của Deripaska, cũng như hạ quyền kiểm soát của vị tỷ phú đang nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ. Bước đi trên được thực hiện bất chấp những thúc giục của Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ, nhằm tiếp tục trừng phạt vào các tập đoàn của ông Deripaska.

Theo đó, một số nhà lập pháp từ đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa cho rằng, việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với các công ty của Deripaska là không phù hợp, trong bối cảnh công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang tiến hànhcuộc điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên nhiều quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump, cùng các nghị sĩđảng Cộng hòa đã phản đối nỗ lực duy trì trừng phạt, đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động đối với ngành công nghiệp nhôm toàn cầu.

Nhà tài phiệt Deripaska được cho là khá thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin và có quan hệ kinh doanh với cựu Chủ tịch ban vận động tranh cử của Tổng thống TrumpPaul Manafort - người đã bị kết án trước đó với tội danh giả mạo thông tin và âm mưu chống lại Hoa Kỳ.

Trong số các doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Deripaska, Rusal được coi là nhà sản xuất nhôm lớn nhìthế giới, chỉ đứng sau tập đoàn Hongqiao của Trung Quốc. Các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ đối với công ty nàyđã thúc đẩy gia tăng nhu cầu đối với kim loại Trung Quốc. Xuất khẩu nhôm của Trung Quốc đã nhảy vọt lên mức cao kỷ lục trong năm 2018.

Hoàng Vũ (theo AFP, Reuters)
Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với các công ty Nga