Một kịch bản về ngày tận thế với một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất sẽ được ngăn chặn khi NASA đưa ra kế hoạch bảo vệ nhân loại bằng tàu vũ trụ.

NASA tuyên bố kế hoạch phóng tên lửa bảo vệ trái đất khỏi thiên thạch

02/07/2017, 09:15

Một kịch bản về ngày tận thế với một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất sẽ được ngăn chặn khi NASA đưa ra kế hoạch bảo vệ nhân loại bằng tàu vũ trụ.

NASA sẽ phóng tên lửa mang theo tàu vũ trụ làm chệch hướng tiểu hành tinh Didymos B

Hôm 30.6, NASA đã thông báo kế hoạch chuyển hướng một thiên thạch đang lao đến gần trái đất, đây là một phần của kế hoạch Làm chệch hướng thiên thạch (Double Stheroid Redirection Test - DART).

Trong thông báo của mình NASA lưu ý là các thiên thạch ngày nào cũng bắn phá trái đất nhưng đa số có kích thước quá nhỏ và bị đốt cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển trái đất nên không nguy hại đến nhân loại.

Kế hoạch DART - là sự hợp tác của NASA và Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins ở Maryland - là một nỗ lực của nhân loại nhằm chống lại những thiệt hại khủng khiếp có thể gây ra từ những thiên thạch có kích thước quá lớn, không bị đốt cháy hoàn toàn khi rơi vào bầu khí quyển.

"DART là sứ mệnh đầu tiên của NASA để chứng minh kỹ thuật tác động động học - tấn công một thiên thạch làm lệch quỹ đạo bay của nó - để bảo vệ chống lại các tác động của tiểu hành tinh trong tương lai", Lindley Johnson, nhân viên thuộc Phòng bảo vệ hành tinh của NASA tại Washington nói.

"Chúng tôi đã đồng ý thúc đẩy dự án bằng cách thực hiện một bài kiểm tra lịch sử nhắm vào một tiểu hành tinh nhỏ không nguy hiểm", ông Johnson nói thêm.

Mục tiêu của bài kiểm tra đầu tiên là một hệ thống tiểu hành tinh có tên Didymos. Didymos - tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cặp đôi" - là một hệ tiểu hành tinh nhị phân với hai phần tử Didymos A và Didymos B.

Vào tháng 10.2022, khi Didymos đến gần trái đất thì NASA sẽ phóng tàu vũ trụ DART nhắm thẳng vào Didymos B. Khi va chạm với vệ tinh nói trên, tàu vũ trụ của NASA sẽ di chuyển với tốc độ 6 km/giây.

Các nhà khoa học tin rằng kỹ thuật tác động động học sẽ khiến các tiểu hành tinh chệch khỏi quỹ đạo của mình và bay xa khỏi trái đất. Bằng cách quan sát tác động từ cú bắn của DART nhắm vào Didymos B và đo sự thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh này so với Didymos A các nhà khoa học có thể đánh giá được liệu kế hoạch bảo vệ trái đất của họ có khả thi hay không.

"DART là một bước quan trọng trong việc chứng minh chúng ta có thể bảo vệ hành tinh của mình khỏi tác động của tiểu hành tinh trong tương lai. Với DART, chúng ta không chỉ chứng minh cách bảo vệ trái đất khỏi các vụ va chạm với tiểu hành tinh mà còn chứng minh kỹ thuật tác động động học sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm bởi các vật thể khác có thể đe dọa hành tinh", Andy Cheng một trong những lãnh đạo của Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins nói.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA tuyên bố kế hoạch phóng tên lửa bảo vệ trái đất khỏi thiên thạch