Một số nhà ngoại giao cùng cựu quan chức nhận định nếu Ukraine bị tấn công, NATO có thể tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đen và vùng Baltic, đồng thời củng cố năng lực chống tấn công mạng.

NATO lên phương án đối phó trong tình huống xấu nhất với Ukraine

Cẩm Bình | 20/01/2022, 09:38

Một số nhà ngoại giao cùng cựu quan chức nhận định nếu Ukraine bị tấn công, NATO có thể tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đen và vùng Baltic, đồng thời củng cố năng lực chống tấn công mạng.

Nguy cơ xung đột lan sang vùng Biển Đen NATO quản lý khiến khối rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: chuẩn bị đối phó đến mức nào là đủ, và làm thế nào hỗ trợ Ukraine.

Mặc dù năm 2008 từng đồng ý xem xét cho Ukraine gia nhập, nhưng hiện tại NATO không bị ràng buộc bởi bất cứ nghĩa vụ bảo vệ Ukraine nào. Tổng thống Joe Biden cũng từng tuyên bố không cân nhắc đưa quân Mỹ đến Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cuối năm 2021 nói rõ: “Cần phải phân biệt rõ giữa các đồng minh NATO và đối tác Ukraine. Ukraine là đối tác, một đối tác đáng giá”.

Theo 2 nhà ngoại giao của NATO, biện pháp hỗ trợ mà phương Tây có thể thực hiện là cung cấp thêm khí tài cho Ukraine. Anh đã bắt đầu cung cấp vũ khí chống tăng hạng nhẹ, Tổng thư ký Stoltenberg cho biết NATO sẽ ký thỏa thuận hợp tác an ninh mạng với Ukraine.

nato.jpg
NATO không có nghĩa vụ bảo vệ Ukraine - Ảnh: Reuters

Tăng cường phòng thủ

Tướng Đức về hưu Hans-Lothar Domroese - nhân vật từng giữ vị trí cấp cao trong quân đội NATO - cho rằng nếu Ukraine bị tấn công, khối nên nâng mức cảnh báo.

“NATO có thể tăng cường phòng thủ mặt trận phía đông, gửi thêm đơn vị quân sự đến Ba Lan và các quốc gia Baltic. Khối cũng có thể triển khai lực lượng đồn trú ở phía đông nam châu Âu”, theo tướng Domroese.

Kể từ năm 2014, NATO đã ưu tiên tăng cường sức mạnh cho vùng Baltic. Họ triển khai đến 4 nhóm tác chiến đa quốc gia quy mô tiểu đoàn, do Canada, Đức, Anh, Mỹ dẫn đầu tại Latvia, Lithuania, Estonia và Ba Lan.

Tuần trước, Thủ tướng Estonia cho biết các quốc gia Baltic đang thảo luận về tăng số quân triển khai trên lãnh thổ nước họ. Tổng thư ký Stoltenberg từng cảnh báo bất cứ cuộc tấn công nào vào Ukraine sẽ khiến khối sớm ra quyết định.

Đan Mạch đã đồng ý cử thêm 4 máy bay chiến đấu F-16 đến Lithuania và một tàu khu trục nhỏ thực hiện tuần tra Biển Baltic.

Tướng Mỹ về hưu Ben Hodges - cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu giai đoạn 2014 đến 2017 - khuyên NATO nên chuẩn bị cho hệ quả rộng lớn nếu Ukraine bị tấn công.

Theo ông: “Tôi nghĩ một cuộc tấn công quy mô lớn sẽ lan rộng với chiến trường trên biển, trên không lẫn trên không gian mạng. Nếu xảy ra tấn công, chúng ta có 3 đồng minh NATO ở Biển Đen là Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ”.

2 nhà ngoại giao của NATO tiết lộ bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên dự định thảo luận chuyện gửi thêm lực lượng sang Romania vào tháng tới.

Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO lên phương án đối phó trong tình huống xấu nhất với Ukraine