Ủy ban RSPP về Truyền thông và CNTT, hiệp hội doanh nhân lớn nhất đất nước, đã cảnh báo về việc sắp ngừng cung cấp dịch vụ internet quy mô lớn do thiếu thiết bị viễn thông.

Nga đối mặt tình trạng mất mạng internet do thiếu thiết bị và chảy máu tài năng CNTT

Sơn Vân | 30/03/2022, 15:51

Ủy ban RSPP về Truyền thông và CNTT, hiệp hội doanh nhân lớn nhất đất nước, đã cảnh báo về việc sắp ngừng cung cấp dịch vụ internet quy mô lớn do thiếu thiết bị viễn thông.

RSPP (Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs) là Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga.

Nhằm nâng cao nhận thức, Ủy ban RSPP về Truyền thông và CNTT đã biên soạn một tài liệu phản ánh những thách thức thực tế mà ngành công nghiệp ở Nga phải đối mặt vào thời điểm này và cũng đưa ra một loạt các đề xuất được xây dựng cụ thể để giảm bớt chúng.

Truyền thông Nga đã xem tài liệu được đề cập nói rằng cảnh báo là nghiêm trọng, vì ủy ban nhấn mạnh rằng dự trữ thiết bị của nhà khai thác viễn thông sẽ chỉ tồn tại trong 6 tháng nữa.

Với việc các nhà cung cấp thiết bị phương Tây đã rút khỏi thị trường và không bán các bộ phận cho đơn vị của Nga nữa, việc ngừng cung cấp dịch vụ đáng chú ý đầu tiên có thể bắt đầu sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Ngoài ra, giá thiết bị vẫn có sẵn để mua đã tăng 40% và nếu đồng rúp tiếp tục mất giá, những phức tạp kinh tế với các nhà cung cấp dịch vụ sẽ càng nghiêm trọng hơn.

"Chi tiêu vốn của các nhà khai thác viễn thông lớn nhất sẽ tăng từ 390 tỉ rúp vào năm 2021 lên 450 tỉ rúp trong 2022, ngay cả khi cắt giảm các chương trình đầu tư", Ủy ban RSPP về Truyền thông và CNTT cho hay.

nga-doi-mat-tinh-trang-mat-mang-internet-do-thieu-thiet-bi.jpg
Nga đối mặt tình trạng ngừng cung cấp dịch vụ internet quy mô lớn do thiếu thiết bị viễn thông

Nhằm giải quyết các vấn đề hoặc ít nhất là giảm thiểu ảnh hưởng của chúng, RSPP đã đề xuất các biện pháp sau để đệ trình lên Bộ Phát triển Kỹ thuật số của Nga:

- Áp dụng lệnh cấm đóng góp vào quỹ dịch vụ truyền thông toàn cầu cho năm 2022.

- Giảm 50% phí cho phổ tần số vô tuyến.

- Loại bỏ thuế suất bất động sản và miễn thuế thu nhập của nhân viên trong ngành.

Tuy nhiên, báo cáo của trang Kommersant cho biết Bộ Phát triển Kỹ thuật số Nga sẽ không có bất kỳ hành động triệt để nào để giải quyết các vấn đề được nêu bởi liên minh CNTT gồm MTS, MegaFon, VimpelCom, ER-Telecom, GS Group và Russian Railways.

Cũng theo nguồn tin này, Bộ Phát triển Kỹ thuật số Nga đã bác bỏ không chính thức những lo ngại cho rằng thành công và hiệu quả kinh doanh tốt không phải là kết quả của sự hỗ trợ từ nhà nước mà là do chính các công ty ra quyết định tốt.

Cuộc di cư ồ ạt của các chuyên gia CNTT

Một vấn đề đau đầu khác với các công ty CNTT ở Nga là làn sóng di cư ồ ạt khỏi đất nước của các nhân viên có kỹ năng sau cuộc tấn công Ukraine.

Vấn đề này lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng bởi Natalya Kasperskaya, đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành Kaspersky. Natalya Kasperskaya tuyên bố rằng lượng chuyên gia CNTT đã ra đi khá nhiều kể từ cuối tháng 2.2022.

Tuần trước, Yevgeny Prigozhin, chủ sở hữu của một cơ quan nghiên cứu internet lớn, công khai kêu gọi chính phủ Nga làm điều gì đó để ngăn chặn tình trạng chảy máu nhân tài ra nước ngoài bằng cách phạt tiền và hạn chế đi lại với những người nghỉ việc mà không có lý do chính đáng.

Dù rộ tin những người Nga trẻ tuổi đang trốn chạy bị thẩm vấn tại các sân bay, Bộ Phát triển Kỹ thuật số thẳng thừng từ chối khả năng phát triển các kế hoạch cản trở việc di chuyển của người dân sang các công ty nước ngoài.

Thay vào đó, Bộ Phát triển Kỹ thuật số nhấn mạnh sự cần thiết của các điều kiện làm việc tốt và cạnh tranh để làm cho thị trường việc làm Nga trở nên hấp dẫn hơn với người bản xứ cũng như người nước ngoài.

Tài liệu RSPP lại đề cập đến chủ đề này, cảnh báo rằng ngành có thể mất tới 30% tổng số chuyên gia có trình độ cao trong những tháng tiếp theo, dẫn đến sự suy thoái chung do sự xuống cấp của các dịch vụ được cung cấp và tác động của nó với tất cả lĩnh vực.

Theo dữ liệu mới nhất được cung cấp bởi Hiệp hội Truyền thông Điện tử Nga, khoảng 50.000 đến 70.000 chuyên gia CNTT đã rời khỏi đất nước và 100.000 người khác có thể cũng làm như vậy vào tháng 4.2022.

Nga đang chứng kiến ​​các cuộc di cư của giới doanh nhân, lập trình viên máy tính cũng như các công dân trung lưu có học thức khi phương Tây gia tăng các lệnh trừng phạt  khiến nước này không thể điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế ở đây.

Trang TechCrunch nói chuyện với một số doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm người Nga về lý do tại sao họ rời đi hoặc đang trong quá trình chạy khỏi quê hương. Song khi họ cố gắng bắt đầu lại từ đầu ở nước ngoài, tâm lý chống Nga và các biện pháp trừng phạt kinh tế được thiết lập còn ám ảnh một số người.

Khi Nga tiếp tục tăng quân tại biên giới Ukraine vào giữa tháng 2.2022, Eugene Konash, người có nhân viên ở Nga làm việc từ xa cho studio game Dc1ab có trụ sở tại London (Anh), ngày càng lo lắng. Giống nhiều người khác, Eugene Konash không mong đợi một cuộc tấn công toàn diện Ukraine của Nga.

Hy vọng của Eugene Konash về những căng thẳng biến mất sớm tan thành mây khói. Khi Nga tiến hành cuộc chiến toàn diện vào Ukraine, các nước phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga. Các doanh nghiệp cảm nhận tác động ngay lập tức.

Những nhân viên của Eugene Konash nhận thấy ngân hàng ở Nga của họ bị trừng phạt, chặn chuyển khoản quốc tế vào tài khoản. 

Đỉnh điểm là khi các nhà đầu tư nói với Eugene Konash một cách không chắc chắn rằng công ty khởi nghiệp của anh không thể đầu tư vào được nếu tiếp tục hiện diện nhiều như vậy ở Nga. Nhóm tại Nga của Eugene Konash đồng ý rằng đã đến lúc phải rời đi.

"Những người thậm chí 1 tháng trước tuyên bố sẽ không rời Nga trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đang nói về việc lấy đồ đạc và lái xe đến Kazakhstan để vượt qua biên giới đất liền vì vé để ra nước ngoài được bán hết hoặc siêu đắt", Eugene Konash nói.

Giống nhiều công ty công nghệ quốc tế có tên tuổi, công ty khởi nghiệp game của Eugene Konash thuê các nhà phát triển trên khắp Đông Âu tìm các lập trình viên chất lượng và giá cả phải chăng. Xuất thân từ Belarus, Eugene Konash biết rõ sự chú trọng của các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ vào giáo dục khoa học cùng toán học đã giúp lực lượng lao động khoa học và kỹ thuật đẳng cấp thế giới phát triển mạnh mẽ.

Bỏ các biện pháp trừng phạt tài chính sang một bên, việc điều hành công ty công nghệ thông tin từ Nga trở nên không thực tế khi các dịch vụ công nghệ nước ngoài bị cấm hoặc bắt đầu rút lui.

Google và Microsoft đã đình chỉ tất cả các hoạt động bán hàng tại nước này, trong khi Nga cố gắng chặn Facebook, Instagram và Twitter dù có nhiều kết quả trái chiều. Một số người dùng vẫn có thể truy cập các nền tảng này của Mỹ sau lệnh cấm bằng cách sử dụng ứng dụng mạng riêng ảo (VPN), cho thấy Nga không thể có một bộ máy kiểm duyệt mạnh mẽ như của Trung Quốc. Facebook và Twitter nói đang làm việc để khôi phục các dịch vụ ở Nga.

"Ai biết được khi nào các phần mềm lập trình đa nền tảng như Unity có thể bị chặn? Không ai muốn kết thúc ở một đất nước không có quyền tiếp cận với thế giới bên ngoài", theo nhà đầu tư game sinh ra ở Siberia từng rời khỏi Nga sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014 và các lệnh trừng phạt kinh tế sau đó của phương Tây. Nhà đầu tư từ chối nêu tên vì lo ngại bị trả đũa. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Trung Quốc đứng về phía Nga, nhưng từng nhờ Ukraine hiện đại hóa công nghệ quân sự
Trung Quốc đã trở thành đồng minh thân cận với Nga và được coi đang ngầm ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thế nhưng Trung Quốc cũng có quan hệ kinh tế và quốc phòng gần gũi với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga đối mặt tình trạng mất mạng internet do thiếu thiết bị và chảy máu tài năng CNTT