Triều Tiên có thể đưa nhân công đến tái thiết hai vùng lãnh thổ thuộc Nga ở miền đông Ukraine, theo đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng.

Nga hoan nghênh Triều Tiên đưa lao động đến tái thiết miền đông Ukraine

Bảo Vĩnh | 20/07/2022, 08:20

Triều Tiên có thể đưa nhân công đến tái thiết hai vùng lãnh thổ thuộc Nga ở miền đông Ukraine, theo đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng.

Guardian ngày 19.7 viết động thái này sẽ là một thách thức đối với lệnh cấm vận quốc tế chống lại chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Đại sứ Nga Alexander Matsegora nói lao động Triều Tiên có thể giúp tái thiết cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi chiến tranh ở Donetsk và Luhansk - gọi chung là Donbass.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên báo Nga Izvestia, ông Matsegora nói về tiềm năng thì có “rất nhiều cơ hội” hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên với hai vùng này.

“Lao động Triều Tiên làm việc cần cù và có tay nghề cao, có khả năng làm việc trong những điều kiện khó khăn nhất, có thể giúp chúng ta phục hồi các cơ sở công nghiệp và các cơ sở hạ tầng”, ông Matsegora nói. 

Vài ngày trước đó, Triều Tiên thuộc nhóm quốc gia ít ỏi công nhận "hai nước cộng hòa nhân dân" tự xưng nói trên, cáo buộc chính phủ Ukraine “theo đuôi” Mỹ có chính sách thù địch đối với Bình Nhưỡng.

Ukraine phản ứng bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, nói Triều Tiên xem thường chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói việc Nga kêu gọi sự ủng hộ của Triều Tiên chứng tỏ Nga “không có nhiều đồng minh trên thế giới, ngoại trừ các nước lệ thuộc Moscow về tài chính và chính trị”.

Ukraine đã ngưng mọi tiếp xúc về kinh tế và chính trị với Triều Tiên, như một phần của lệnh trừng phạt quốc tế nhằm ép Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên thường có được nguồn ngoại tệ cần thiết bằng cách đưa người dân đi lao động ở nước ngoài. Từ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, lẽ ra nguồn nhân lực lao động này phải về nước từ cuối năm 2019, nhưng sau hạn chót đó, vẫn còn đông người lao động Triều Tiên tiếp tục làm việc ở Nga, Trung Quốc, Lào...

Theo Guardian, Đại sứ Nga Matsegora còn để ngỏ khả năng xảy ra một bất đồng khác với LHQ về các lệnh trừng phạt, sau khi ông gợi ý các xí nghiệp và nhà máy điện của Triều Tiên được xây thời Liên Xô có thể sử dụng các thiết bị do vùng Donbas sản xuất.

Nếu gợi ý này thành hiện thực, thì vi phạm lệnh cấm vận của LHQ hồi cuối năm 2017, cấm Triều Tiên sở hữu và sử dụng các máy móc công nghiệp, thiết bị điện cùng các hạng mục khác.

Go Myong-hyun, một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul (Hàn Quốc) cho biết, nếu hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên với hai vùng lãnh thổ thuộc Nga diễn ra thì là xem thường Hội đồng Bảo LHQ (UNSC) vì Nga là một nước thành viên thường trực của UNSC - cơ quan đã ban lệnh trừng phạt Triều Tiên.

Bài liên quan
Báo Mỹ: Phương Tây cũng rơi vào vòng xoáy từ chính các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga nhằm mục đích làm tê liệt nền kinh tế, cô lập các nhà tài phiệt của nước này dường như đang phản tác dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga hoan nghênh Triều Tiên đưa lao động đến tái thiết miền đông Ukraine