Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước cần rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022

Lam Thanh | 27/11/2023, 08:57

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.

Công điện nêu: Tại Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 8.7.2023, văn bản số 225/TB-VPCP ngày 15.6.2023, Chính phủ, Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm 2023; phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6.2023 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm 2023.

Ngoài ra, chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, điều hành tín dụng và quyết liệt thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng chỉ đạo nhiều nội dung.

nh-1.jpeg
Ngân hàng Nhà nước cần rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022; khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực.

Ngoài ra, rà soát kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại để có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi; bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

“Tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành tăng trưởng tín dụng. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện trước ngày 1.12.2023”, công điện nêu.

Thủ tướng cũng giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý theo thẩm quyền.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 24.10.2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022. Riêng tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỉ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.

Với bất động sản, đến cuối tháng 9.2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này tại các ngân hàng đạt 2,74 triệu tỉ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022 và chiếm tỉ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng tín dụng vẫn chậm chạp, với mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 chỉ đạt 9,3% so với cùng kỳ.

Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra (14%) và mức trước đại dịch (từ 12 - 15%). Sự suy yếu kéo dài của khu vực đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến tín dụng tăng trưởng chậm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Nhà nước cần rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022