Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 11 tháng năm 2022.

Ngành bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút vốn FDI

Hoài Lam | 27/11/2022, 09:14

Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 11 tháng năm 2022.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, tính đến ngày 20.11, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỉ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4 điểm phần trăm so với 10 tháng và tăng 10,3 điểm phần trăm so với 9 tháng.

Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu song cũng đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tiếp tục tăng 18,9%. Đồng thời, điểm tích cực là vốn đầu tư giải ngân thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đạt kết quả rất tích cực. Con số sau 11 tháng của năm 2022 là 19,68 tỉ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021.

bds.png
Ngành bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. Chính vì thế, họ đã quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu.

Số liệu thống kê cho thấy, quy mô điều chỉnh vốn bình quân/dự án tăng 4,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thời gian qua, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỉ USD. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỉ USD, tăng hơn 74% so với con số 2,4 tỉ USD vốn ngoại rót vào ngành bất động sản của cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy bất động sản Việt Nam vẫn đang thu hút sự quan tâm của khối ngoại. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt gần 2,26 tỉ USD và gần 1,03 tỉ USD...

Tính lũy kế đến ngày 20.11, cả nước có 36.109 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký trên hơn 437,5 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 271,3 tỉ USD, bằng 62% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 259,2 tỉ USD và lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với gần 66,2 tỉ USD; thứ ba là ngành sản xuất, phân phối điện với gần 38,3 tỉ USD.

Bài liên quan
Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản vùng Đông Bắc Hà Nội
Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại khu vực Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút vốn FDI