Sự chậm trễ trong việc gỡ thẻ vàng IUU của EU đang là rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019.

Ngư dân Việt cần làm gì để EU gỡ 'thẻ vàng' thủy sản?

08/07/2019, 20:08

Sự chậm trễ trong việc gỡ thẻ vàng IUU của EU đang là rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019.

Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU gặp khó khăn vì thủy sản Việt bị dính thẻ vàng - Ảnh: Internet

Thực hiện kế hoạch hành động Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khắc phục Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu đối với Việt Nam và hướng tới xây dựng Nghề cá bền vững, Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã đưa ra bộ nguyên tắc tuyên truyền đến ngư dân để thực hiện Luật Thủy sản 2017.

Theo đó, mỗi chủ tàu cá và ngư dân ra khơi cần ghi nhớ những quy định tối thiểu sau:

1. Phải có Giấy phép khai thác thủy sản;

2. Treo cờ Việt Nam khi hoạt động;

3. Không sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

4. Không vi phạm về khai thác bất hợp pháp (IUU);

5. Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển

6. Tàu từ 12m trở lên phải ghi nhật ký khai thác và nộp theo quy định

7. Tàu từ 15m trở lên cần phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định; thiết bị hoạt động liên tục 24/24 sau khi rời cảng:

Cụ thể là phải kết nối với Hệ thống Giám sát tàu cá tại Trung ương và 28 tỉnh ven biển;
Thiết bị tự động truyền qua hệ thống vệ tinh tối thiểu 2 giờ/lần (đối với tàu 24m trở lên); và 3 giờ/lần với các tàu 15-24m qua vệ tinh, thông tin di động GSM hoặc thông tin mặt đất.

Dữ liệu giám sát tàu cá được sử dụng làm căn cứ xử phạt, xử lý tranh chấp trên biển, nên thiết bị phải lưu trữ được số lượng vị trí tối thiểu theo chuyến biển để hỗ trợ giải quyết.

8. Phải thông báo cho Cảng cá ít nhất 1 giờ trước khi cập cảng;

9. Tàu cá khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế và có văn bản chấp thuận hoặc giấy phép của Tổng cục Thủy sản.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết ngày 23.10.2017, lệnh rút “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu có hiệu lực đối với những mặt hàng đánh bắt trên biển của thủy sản Việt Nam.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quốc Hùng cho biết, việc EC áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam là do qua kiểm tra, đánh giá từ phía Liên minh châu Âu (EU), nhiều mặt hàng không xác minh được nguồn gốc; việc khai thác thủy sản bừa bãi, không tuân thủ các quy định về đánh bắt trên biển.

Chính phủ đã cùng các bộ, ngành và địa phương thời gian qua đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quốc Hùng, nhiều vấn đề được EC khuyến nghị vẫn chưa khắc phục xong.

Đơn cử, hạ tầng neo đậu tránh, trú bão chưa đáp ứng yêu cầu; việc nâng cấp cảng cá, hậu cần nghề cá chưa được quan tâm; việc xác nhận của các lực lượng chức năng đối với các tàu cá ra khơi đánh bắt chưa chặt chẽ, còn bị coi nhẹ; ghi chép báo cáo về hoạt động, địa điểm khai thác mới đạt 21,2%…

Đáng lo ngại là việc khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn diễn ra khá phức tạp. Thống kê của Tổng cục Thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2019 cho thấy, có tới 16 vụ, 26 tàu với 96 ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Lực lượng biên phòng Việt Nam đã tiếp nhận, điều tra, xác minh 155 ngư dân và 4 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ được trao trả về nước; xử lý vi phạm hành chính 14 trường hợp tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài...

Việc bị áp dụng "thẻ vàng" được xem là trở ngại lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vasep cho biết, bị áp dụng "thẻ vàng" khiến 100% lô hàng hải sản Việt Nam vào thị trường EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Điều này ảnh hưởng không tốt trong hoạt động xuất khẩu bởi phát sinh thêm chi phí do thời gian kiểm tra kéo dài cùng nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp khá lớn.

Theo thống kê, mỗi năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt từ 350 đến 400 triệu USD, chiếm 16-17% tổng xuất khẩu hải sản của cả nước. Tuy nhiên, từ khi bị áp dụng "thẻ vàng", xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang EU đã giảm 20-25%...

Năm 2019, ngành thủy sản đặt kế hoạch xuất khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD, trong đó ngành tôm đạt 4,2 tỉ USD, cá tra 2,3 tỉ USD và hải sản 3,5 tỉ USD.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngư dân Việt cần làm gì để EU gỡ 'thẻ vàng' thủy sản?