Là quốc gia đông dân nhất thế giới, sở hữu một diện tích lãnh thổ thuộc hàng lớn nhất toàn cầu, và một nền văn minh có tuổi đời lâu dài nhất nhân loại, nhất là khi lại được ví như phép màu kinh tế lớn nhất thế kỷ 21, nên không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nghĩ ra và tuyên bố các ý tưởng có phần hơi to tát.

Những ý tưởng vĩ cuồng sẽ đưa Trung Quốc về đâu?

08/04/2016, 05:11

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, sở hữu một diện tích lãnh thổ thuộc hàng lớn nhất toàn cầu, và một nền văn minh có tuổi đời lâu dài nhất nhân loại, nhất là khi lại được ví như phép màu kinh tế lớn nhất thế kỷ 21, nên không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nghĩ ra và tuyên bố các ý tưởng có phần hơi to tát.

Sự trỗi dậy lớn nhất về kinh tế cũng như về địa chính trị trên thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 và trong thế kỷ 21, theo hầu hết các nhà phân tích, có lẽ là trường hợp của Trung Quốc. Chỉ trong vòng gần ba thập kỷ, Trung Quốc từ một nước đói nghèo đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang được dự đoán sẽ làm thay đổi cán cân kinh tế và quyền lực toàn cầu.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, sở hữu một diện tích lãnh thổ thuộc hàng lớn nhất toàn cầu, và một nền văn minh có tuổi đời lâu dài nhất nhân loại, nhất là khi lại được ví như phép màu kinh tế lớn nhất thế kỷ 21, nên không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nghĩ ra và tuyên bố các ý tưởng có phần hơi to tát. Sau dự án Con đường tơ lụa nối liền 3 châu lục, sau Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng (AIIB), thì giờ đây Trung Quốc đang muốn tạo dựng một đại hệ thống sản xuất điện lớn nhất thế giới đủ khả năng cung cấp điện năng cho toàn cầu.

Không có gì lạ lùng khi một quan niệm được thừa nhận khá rộng rãi trên khắp thế giới cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẻ như bị ám ảnh bởi mục tiêu trở thành một thế lực toàn cầu, cả về kinh tế chính trị quân sự lẫn công nghệ và khoa học kỹ thuật. Không khó để kể ra một số dự án mang tính toàn cầu mà Trung Quốc đã tuyên bố, lập kế hoạch hoặc đã bắt đầu đi vào thực hiện trong vài năm trở lại đây.

Về văn hóa, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một số lượng lớn các viện Khổng Tử trên khắp thế giới như một mạng lưới bao gồm các trung tâm truyền bá nền văn hóa Trung Quốc tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Về kinh tế, một dự án tâm đắc của Chủ tịch Tập Cận Bình là “Một vành đai, một con đường” hay còn biết đến với cái tên “Con đường tơ lụa” với mục tiêu tái hiện hai tuyến lộ trình thương mại cổ đại cả trên bộ lẫn trên biển kết nối 3 châu lục là châu Á – châu Âu – châu Phi. Về tài chính, dự án Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng (AIIB) đã chính thức được thiết lập và đang đi vào hoạt động, với mục tiêu là cạnh tranh ảnh hưởng với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong việc cung cấp vốn xây dựng hạ tầng cho các quốc gia tại châu Á.

Dự án to tát mang tầm cỡ toàn cầu mới nhất vừa được Trung Quốc công bố là kế hoạch xây dựng một đại hệ thống sản xuất điện năng có khả năng cung cấp điện cho cả thế giới. Ý tưởng này được cho là của chủ tịch Tổng công ty điện lưới nhà nước Trung Quốc (CSGC) là Liu Zhenya. Theo đó mục tiêu đặt ra là một dự án có thể chấm dứt tình trạng nóng lên toàn cầu, cung cấp hàng triệu việc làm và mang lại hòa bình thế giới vào năm 2050. Cụ thể, vị chủ tịch của CSGC đưa ra ý tưởng thiết lập một hệ thống sản xuất và truyền tải điện năng toàn cầu với hai cực là hệ thống điện gió khổng lồ sẽ được xây dựng tại Bắc Cực và một hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô không kém được xây dựng tại các sa mạc của châu Phi. Lượng điện năng được sản xuất tại hai cực khổng lồ này sẽ đủ khả năng để cung cấp cho nhu cầu sử dụng toàn cầu, và có thể chấm dứt các ngành công nghiệp sản xuất điện năng tốn kém, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường khác.

Ý tưởng nghe có vẻ hơi điên rồ này dù hơi khó tin nhưng về lý thuyết cũng không hẳn là quá phi thực tế. Ngoài việc chi phí để thực hiện dự án này theo tính toán sơ bộ có thể lên đến 50.000 tỉ USD trong khi tổng tài sản của CSGC chỉ là khoảng 50 tỉ USD, chưa kể đến việc Trung Quốc có thể thuyết phục các quốc gia đang sở hữu Bắc Cực và các quốc gia châu Phi, thì trên thực tế một vài dự án tương tự cũng đã từng được đề cập trước đây.

Chẳng hạn như vào những năm 2000, một vài công ty ở Đức đã đề xuất một dự án thiết lập một hệ thống sản xuất điện mặt trời khổng lồ tại các sa mạc ở Bắc Phi và truyền tải về châu Âu. Hay như vào năm 2012, chủ tịch của tập đoàn Softbank của Nhật Bản là Masayoshi Son đã đề xuất thiết lập một siêu hệ thống sản xuất và truyền tải điện châu Á, trong đó xây dựng một hệ thống sản xuất điện từ năng lượng gió khổng lồ tại Mông Cổ và cung cấp cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, thậm chí là cả cho Nga. Đề án này của Masayoshi có thể trở thành hiện thực, khi một sự hợp tác giữa Softbank, Tập đoàn điện lực Hàn Quốc, CSGC và Rosetti PJSC đã được thiết lập để nghiên cứu tính khả thi của dự án này bắt đầu từ đầu tuần vừa rồi.

Có thể thấy, so với dự án xây dựng một hệ thống sản xuất điện gió tại Mông Cổ để cung cấp điện năng cho các nước Đông Á của Nhật Bản đã bắt đầu đi vào giai đoạn nghiên cứu thực hiện, thì ý tưởng của Chủ tịch CSGC Liu Zhenya có vẻ như là một sản phẩm sao chép mà lại vừa bất khả thi. So với ý tưởng của Nhật Bản thì ý tưởng của Trung Quốc về một siêu mạng lưới điện toàn cầu có vẻ như mang tính chất khoe khoang nhiều hơn. Càng khó tin hơn khi Trung Quốc là người đưa ra ý tưởng xây dựng một mạng lưới sản xuất điện năng sạch và thân thiện với môi trường, nhất là khi nước này hiện đang là một trong những quốc gia có mức độ tác động đến môi trường nhiều nhất do quá trình sản xuất điện năng của mình.

Hiện Trung Quốc vẫn đang là quốc gia sản xuất điện năng từ nhiệt điện (chủ yếu là dùng than) lớn nhất thế giới, gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Ngoài ra Trung Quốc cũng đang sở hữu số lượng các con đập thủy điện lớn nhiều nhất trên thế giới, và các con đập này đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tại các quốc gia hạ nguồn, mà điển hình là sông Mekong – Lan Thương trong tiếng Trung Quốc.

Có lẽ, ý tưởng này của CSGC sẽ lập kỷ lục mới về mức độ quy mô dự án được vẽ ra trong trí tưởng tượng, cũng như lập kỷ lục về mức độ khả thi thấp trong số các dự án hơi vĩ cuồng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra trong những năm qua. So về quy mô được vẽ ra, thì dự án xây dựng hệ thống điện toàn cầu có hai cực ở Bắc Cực và châu Phi này lớn hơn tất cả các dự án bánh vẽ khác, từ Con đường tơ lụa, các viện Khổng Tử cho đến Ngân hàng AIIB. Còn về mức độ khả thi thấp, thì có lẽ nó cũng sẽ giữ kỷ lục khi nhiều khả năng sẽ chết ngay khi mới ở giai đoạn ý tưởng. Các dự án to tát khác như Con đường tơ lụa, hệ thống viện Khổng Tử hay Ngân hàng AIIB đều ít nhiều đã được xúc tiến xây dựng và một số đã đi vào thực hiện dù kết quả thì hơi tệ như các viện Khổng Tử là một ví dụ.

Kết quả mà Trung Quốc thu được từ việc triển khai các dự án to tát này tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa khả quan lắm. Các viện Khổng Tử gần như là đã thất bại hoàn toàn và có lẽ sắp bị đình chỉ, dự án Con đường tơ lụa mới chỉ bắt đầu được một vài công đoạn đầu tiên đã bị chỉ trích nặng nề mà điển hình là lá thư kêu gọi ông Tập từ chức được lan truyền trên Internet cách đây ít lâu. Chỉ có duy nhất dự án ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng AIIB là đã được thiết lập và bắt đầu đi vào hoạt động, dù tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một báo cáo nào về việc ngân hàng này đã làm được những gì trong thời gian vừa qua.

Lịch sử Trung Quốc trong một thế kỷ qua đã chỉ ra rằng, hậu quả mà các ý tưởng vĩ cuồng đem lại sẽ lớn đến mức nào, mà điển hình là các chương trình phát triển kinh tế và văn hóa nhảy vọt không tưởng dưới thời Mao Trạch Đông cách đây nửa thế kỷ. Nhưng có vẻ như, bất chấp các bài học nhãn tiền đẫm máu đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa bỏ được thói quen nguy hiểm là nghĩ ra các ý tưởng vĩ cuồng và đưa vào áp dụng trong nền kinh tế của mình.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ý tưởng vĩ cuồng sẽ đưa Trung Quốc về đâu?