Một số lập pháp của Quốc Dân Đảng đã biểu tình ngồi trước bục phát biểu trong suốt cuộc bỏ phiếu thông qua luật chống xâm nhập. Các nhà lập pháp này cầm theo các biển hiệu ghi “Phản đối luật tồi tệ” và “Phá hoại nhân quyền”.

Nội bộ Đài Loan bị chia rẽ sau khi thông qua luật chống lại ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc

Hoàng Vũ | 01/01/2020, 20:18

Một số lập pháp của Quốc Dân Đảng đã biểu tình ngồi trước bục phát biểu trong suốt cuộc bỏ phiếu thông qua luật chống xâm nhập. Các nhà lập pháp này cầm theo các biển hiệu ghi “Phản đối luật tồi tệ” và “Phá hoại nhân quyền”.

Như đã đưa tin, Cơ quan lập pháp Đài Loan hôm 31.12 đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập mà chính quyền Đài Bắc cho là cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa đến từ Trung Quốc, ngay giữa lúc mà hòn đảo này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử lãnh đạo ngày 11.1.2020.

Đạo luật này là một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều năm để chống lại những gì nhiều người ở Đài Loan coi là những động thái của Trung Quốc nhằm tác động đến tình hình chính trị và tiến trình dân chủ, thông qua tài trợ bất hợp pháp cho các chính trị gia, giới truyền thông và các phương thức ngầm khác.

Cụ thể, dự luậtnày cấm bất cứ ai quyên tiền cho đảng phái chính trị, tác động tới các cuộc bầu cử, hoặc tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trị Đài Loan theo sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ tài chính từ "các nguồn xâm nhập" - thường được hiểu là từ Trung Quốc.

Động thái mới nhất này có thể sẽ làm trầm trọng thêm đối với mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh, khi mà Bắc Kinh cho rằng nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn muốn thúc đẩy nền độc lập chính thức cho hòn đảo và không ngừng gia tăng áp lực lên chính quyền của bà Thái về cô lập ngoại giao và đe dọa quân sự kể từ khi nữ lãnh đạo nhậm chức năm 2016.

Phát biểu trước cơ quan lập pháp Đài Loan sau khi dự luật chống xâm nhập được thông qua, ông Trần Âu Phách (Chen Ou-po), thành viên đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) cầm quyền, nói rằng “sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gây ra mối đe dọa cho tất cả các nước và Đài Loan đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất”.

“Đài Loan đang là tiền tuyến trước sự xâm nhập của Trung Quốc và rất cần luật để ngăn chặn sự xâm nhập và bảo vệ người dân”, ông Chen nói thêm.

Các nhà lập pháp thuộc đảng DPP của bà Thái ủng hộ dự luật này 100% với 67 phiếu thuận và 0 phiếu chống, bất chấp sự chỉ trích của phe đối lập Quốc dân đảng (có xu hướng thân Bắc Kinh không tham gia cuộc bỏ phiếu), cho rằng việc thông qua luật này là một công cụ chính trị của DPP trước thềm bầu cử.

Quốc Dân Đảng cho biết họ ủng hộ các nỗ lực bảo vệ Đài Loan trước bất kỳ mối đe dọa xâm nhập nào, nhưng cáo buộc DPP đã vội vàng thông qua luật này để giành phiếu bầu, gọi đó là mối đe dọa cho nền dân chủ Đài Loan.

Một số lập pháp của Quốc Dân Đảng đã biểu tình ngồi trước bục phát biểu trong suốt cuộc bỏ phiếu thông qua luật chống xâm nhập. Các nhà lập pháp này cầm theo các biển hiệu ghi “Phản đối luật tồi tệ” và “Phá hoại nhân quyền”.

Trong khi đó tại Bắc Kinh, Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tiếp tục khẳng định sự phản đối của họ đối với đạo luật và cho rằng đảng Dân chủ tiến bộ đang cố gắng đảo ngược nền dân chủ một cách trắng trợn và làm gia tăng sự thù địch. Trung Quốc cũng đã nhiều lần phủ nhận sự can thiệp vào chính trị Đài Loan.

“Chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo DPP, một giọt máu đào hơn ao nước lã (blood is thicker than water), chúng ta là đồng bào từ hai bờ eo biển, những người bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là điều không một thế lực nào có thể thay đổi”, Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố.

Đáng chú ý, trong một bài phát biểu năm mới 2020, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hồng Kông.

Đề cập đến luật chống lại ảnh hưởng chính trị mới được thông qua, bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rằng luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Nữ lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh vốn không ngừng gia tăng áp lực.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nội bộ Đài Loan bị chia rẽ sau khi thông qua luật chống lại ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc