Dạ cổ hoài lang (tác giả Thanh Hoàng, đạo diễn Công Ninh) đã hớp hồn khán giả cả nước cách đây 20 năm. Tuy nhiên trong lần trở lại tại sân khấu số 7 Trần Cao Vân vẫn tiếp tục khiến khán giả bùi ngùi và cảm động.
Điểm mới trong Dạ cổ hoài lang qua bản dựng của đạo diễn Vũ Minh được thấy trước tiên qua thành phần diễn viên. NSƯT Hữu Châu vai ông Năm, Vân Trang vai cháu nội của ông Tư, và Lương Thế Thành vai bạn trai của cháu nội ông Tư. Còn vai ông Tư vẫn do NSƯT Thành Lộc đảm nhiệm, vai chính của vở.
20 năm trước, nghệ sỹ Thành Lộc đã lấy nước mắt khán giả qua thân phận của một ông lão nghệ sỹ cải lương xa xứ không thể hòa nhập được với lối sống bản địa của một nước văn minh ở trời Tây. Vai diễn này đã đánh dấu bước ngoặt diễn xuất và đưa anh lên thành một trong những nghệ sỹ thoại kịch hàng đầu của sân khấu phía Nam.
Ông Tư hát bài Dạ cổ hoài lang trong nỗi buồn nhớ quê |
Sự khác biệt về nhận thức tạo nên sự xung đột giữa ông Tư và cháu nội |
Ông Tư ra đi giữa trời tuyết lạnh |
Thế nhưng, nếu bình tâm nghĩ lại thì sự đỗ lỗi này có thể quy cho thời cuộc. Vì biến cố lịch sử của đất nước mà ông Nguyễn, con trai của ông Tư quyết định vượt biên. Để rồi quê hương trong tim ông chỉ là đau thương và mất mát.
Như một bản năng tự nhiên, ông không muốn con mình phải chịu đựng nỗi đau ấy. Vì vậy, ông không hề cho con gái biết bất cứ điều gì về Việt Nam. Trong khi đó, ông Tư lại mang toàn bộ giá trị truyền thống của Việt Nam áp đặt lên lối suy nghĩ và hành xử của một cô gái sinh ra và trưởng thành từ Phương Tây. Sự va đập và xung đột văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Chính điều này, tạo nên cao trào của vở diễn.
Vai diễn của Lương Thế Thành không nhiều đất để anh thể hiện. Tuy nhiên, vai diễn này đã lấy được cảm tình người xem qua cá tính hồn hậu dễ thương thể hiện qua cái tình với quê hương. Được biết Dạ cổ hoài lang (tác giả Thanh Hoàng, đạo diễn Vũ Minh) diễn suất đầu tiên tại sân khấu số 7 Trần Cao Vân vào tối 6.12.2014. Vở diễn sẽ tiếp tục công diễn cho đến thời điểm trước tết âm lịch năm 2015.
Bài và ảnh: Nguyễn Huy