Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đua công nghệ và chỉ ra rằng làn sóng chi tiêu mới do chính phủ dẫn đầu sắp xảy ra.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc chiến thắng ở cuộc đua công nghệ

Sơn Vân | 17/10/2022, 21:32

Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đua công nghệ và chỉ ra rằng làn sóng chi tiêu mới do chính phủ dẫn đầu sắp xảy ra.

Các nhà phân tích nhận định, việc Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc "thắng trận" trong lĩnh vực công nghệ cốt lõi có thể báo hiệu một cuộc đại tu trong cách Bắc Kinh tiếp cận nhằm thúc đẩy ngành công nghệ, với việc chi tiêu nhiều hơn và chính phủ can thiệp nhiều hơn để chống lại sức ép từ Mỹ.

Đạt được khả năng tự lực trong công nghệ là điểm nổi bật trong báo cáo của Chủ tịch Tập Cận Bình để khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, với 4 lần được ông đề cập so với không lần nào vào năm 2017. Cụm từ "công nghệ" được ông Tập nhắc đến 40 lần, tăng từ 17 lần trong báo cáo từ Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017.

Dù không đề cập đến bất kỳ quốc gia hoặc lĩnh vực cụ thể nào khác cho mục tiêu đó, báo cáo diễn ra vài ngày sau khi Mỹ áp đặt các quy định mới nhằm ngăn cản nỗ lực phát triển ngành công nghiệp chip Trung Quốc.

Các nhà phân tích từ ngân hàng HSBC cho biết điểm mấu chốt rút ra từ báo cáo là tăng chi tiêu ở Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và có khả năng sẽ hỗ trợ chính sách.

Iris Pang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng và dịch vụ tài chính ING, cho biết nhận xét của ông Tập Cận Bình đề cập đến "nhu cầu cấp thiết về nhân tài và thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp trong tiến bộ công nghệ".

"Chúng tôi tin rằng điều này phù hợp với Đạo luật Chips and Science của Mỹ, do chi tiêu nghiên cứu về công nghệ bán dẫn sẽ tăng lên. Thông thường, các chính sách được ban hành sau các sự kiện quan trọng như vậy ở Trung Quốc", Iris Pang nhận xét.

Đầu tháng 8, Tổng thống Biden đã ký thành luật Chips and Science (Chips và Khoa học), cung cấp khoản trợ cấp gần 53 tỉ USD vào sản xuất chất bán dẫn trên đất Mỹ. Luật này nhằm mục đích giảm bớt tình trạng thiếu hụt dai dẳng đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ ô tô, vũ khí, máy giặt đến game bằng cách trợ cấp cho việc sản xuất chip ở Mỹ và mở rộng tài trợ nghiên cứu.

Bắc Kinh coi đạo luật Chips and Science là mối đe dọa với cả việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến cần thiết cho lĩnh vực chip và vai trò của nước này trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

ong-tap-keu-goi-chien-thang-trong-cuoc-dua-cong-nghe.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh ngày 16.10 - Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình liệt kê hàng loạt các ngành công nghiệp mà ông mô tả Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá trong thập kỷ qua, bao gồm máy bay cỡ lớn, du hành vũ trụ, điều hướng vệ tinh - tất cả đều dựa vào sự hỗ trợ dồi dào của nhà nước. Ông không đề cập đến chất bán dẫn, một lĩnh vực mà Trung Quốc đã nhận được hàng tỉ USD từ các quỹ của chính phủ.

Theo công ty nghiên cứu đầu tư CVInfo, vốn mạo hiểm (VC) đã được phép đầu tư vào các công ty chip Trung Quốc. Các công ty như vậy nhận được hơn 30 tỉ USD tiền mặt từ VC trong giai đoạn 2020-2021. Các công ty chip do chính phủ hậu thuẫn cũng được tự do mua bán hàng hóa và vật tư theo nhu cầu thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính đã thúc đẩy sự trỗi dậy của những gã khổng lồ như SMIC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng số 1 Trung Quốc) và YMTC (nhà sản xuất chip nhớ số 1 Trung Quốc). Thế nhưng không có công ty chip nội địa nào của Trung Quốc giành được vị thế thống trị toàn cầu ở cấp độ tiên tiến nhất và lĩnh vực này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nước ngoài.

Ngành này cũng đã chứng kiến ​​một số thất bại đắt giá. Năm 2017, chính quyền thành phố Vũ Hán và các nhà đầu tư ở Bắc Kinh đã đầu tư hàng chục tỉ nhân dân tệ vào Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing, một công ty chip hứa hẹn sản xuất 30.000 wafer (đĩa bán dẫn) mỗi tháng, để rồi phải chứng kiến nó đóng cửa vào năm  2021 do các vấn đề tài chính.

Trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc 2022 (được tổ chức 5 năm 1 lần), một số người có liên quan đến quỹ chip quốc gia của Trung Quốc đã bị điều tra vì tội tham nhũng, làm dấy lên những đồn đoán về tương lai quỹ này. Đến nay, quỹ đã huy động được 342,7 tỉ nhân dân tệ (47,6 tỉ USD).

Nhà phân tích Song Xuetao và Zhang Wei của hãng Tianfeng Securities lưu ý rằng ông Tập Cận Bình trong bài phát biểu của mình đã kêu gọi Trung Quốc "xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới do quốc gia lãnh đạo" với công nghệ, một bước khác so với cách ông thúc giục vào năm 2017 để xây dựng một hệ thống đổi mới công nghệ "dựa trên doanh nghiệp" và "dựa trên thị trường".

Với lĩnh vực chip nói riêng, có thể có một sự thay đổi mô hình lớn trong tương lai, từ định hướng thị trường sang định hướng vốn quốc gia", Song Xuetao và Zhang Wei cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.

Bài liên quan
Nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu Trung Quốc loại nhân viên Mỹ khỏi việc phát triển sản phẩm
Naura Technology Group đã yêu cầu các nhân viên Mỹ của họ ở Trung Quốc ngừng tham gia phát triển linh kiện và máy móc, theo một nguồn tin tóm tắt về quyết định này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc chiến thắng ở cuộc đua công nghệ