Lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga ngày 16.7 ở Phần Lan đã gây tranh cãi tại Mỹ.Ông Trump bị cáo buộc không trách cứ Nga vụ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và xem thường tình báo Mỹ, buộc ông phải tiếp tục nỗ lực xoa dịu.
“Tôi đã quytrách nhiệm cho chính ông Putin”
Theo báo Guardian ngày 19.7, ông Trumptrả lời phỏng vấn của hãng tinCBS lúc tối 18.7 (giờ Mỹ), nói ông đồng ý với kết luận của 17 cơ quan tình báo Mỹ, rằng Nga đã tìm cách tác động cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Ông Trump khẳng định đã nói “rất mạnh” với ông Putin, rằng Mỹ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực tái diễn can thiệp nào. Ông cũng yêu cầu Nga phải chấm dứt can thiệp vào chính trị Mỹ.
Khi được hỏi ông có đồng ý với kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ hay không, Tổng thống Mỹ đáp: “Ừ, trước đây tôi đã từng nói nhiều lần, và tôi nói đúng là thế”.
Khi được hỏi ông có quytrách nhiệm cho chính ông Putin hay không, Tổng thống Mỹ đáp: “Tôi có quytrách nhiệm, vì ông ấy lãnh đạo một quốc gia, như tôi tự chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở đất nước này. Vì thế, chắc chắn là làm lãnh đạo, bạn phải quytrách nhiệm cho ông ấy”.
Ông Trump cũng nói không có Tổng thống Mỹ nào cứng rắn hơn ông đối với Nga, dẫn việc Mỹ trừng phạt, trục xuất các nhà ngoại giao Nga bị nghi là điệp viên. Ông nói: “Putin hiểu điều này và không hài lòng”.
Khi trở về Mỹ ngày 17.7,ông Trump nói sự phẫn nộ dành cho ông là hậu quả của việc ông nói sai ý, chứ câu ông nói “không thấy có bất kỳ lý do nào để Nga đứng sau can thiệp” cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 lẽ ra phải là “Tôi không thấy bất kỳ lý do nào để giải thích tại sao không thể là Nga”.
Từ khi nhậm chức tổng thống Mỹ hồi đầu năm 2017, ông Trump đã nhiều lần miễn cưỡng thừa nhận ông tin kết luận của các cơ quantình báo Mỹ rằng Nga có can thiệp bầu cử Mỹ.
Ví dụ tại cuộc họp báo ở Ba Lan tháng 7.2017, ông Trump nói: “Tôi nghĩ là Nga, và tôi nghĩ cũng có thể người khác, nước khác. Có thể nhiều người đã can thiệp... Không ai thật sự biết chắc được”.
Chủ nhân Nhà Trắng nói “không” cũng gây nhiều cách hiểu
Trưa 18.7, Tổng thống Mỹ càng gây tin nóng, khi xem ra ông nói Nga không còn tấn công an ninh mạng Mỹ. Khi các nhà báo hỏi liệu Nga có còn nhắm tấn công Mỹ, ông Trump lắc đầu nói “không”.
Tuyên bố của ông được đưa ra, nhiều ngày sau khi Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI) Dan Coats nói mối đe dọa Nga tấn công mạng đã “là đỏ rực”.
Vài giờ sau, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói Tổng thống Mỹ bị hiểu sai khi ông nói “không” là để trả lời một câu hỏi khác, và khẳng định “chúng tôi tin mối đe dọa đó vẫn còn”.
Tại cuộc gặp giữa hai Tổng thống Mỹ-Nga, chỉ có hai phiên dịch tham dự cuộc nói chuyện 2 giờ, tiếp đó là cuộc họp báo chung, mà báo chí Mỹ nói là ông Trump“về phe” với Điện Kremlin và chống lại các cơ quan tình báo Mỹ.
Khi đứng cạnh ông Putin, ông Trump nói: “Tôi rất tin tưởng giới tình báo của tôi, nhưng tôi cho quývị biết hôm nay Tổng thống Putin đã mạnh mẽ và cực lực phủ nhận”.
Ông cũng giải thích việc ông quyết gặp Tổng thống Nga là “kết quả niềm tin kiên định rằng ngoại giao và làm thân thì tốt hơn thù địch và xung đột”.
Khi ông Trump nói ông tin Tổng thống Nga cũng như rất tin các lãnh đạo tình báo Mỹ, ông đã gây phẫn nộ cho cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Quốc hội Mỹ.
Trong khi đa số đảng viên Cộng hòa bày tỏ sự giận dữ một cách riêng tư, các Thượng nghị sĩ John McCain, Jeff Flake kịch liệt chỉ trích thủ lĩnh của đảng rất mạnh. Ông McCain nói cuộc họp báo chung của hai ông Trump-Putin là “một trong những cuộc xuất hiện ô nhục nhất của một tổng thống Mỹ”.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cáo buộc ông Trump “tỏ ra yếu ớt”.
Trong khi đó, cựu Giám đốc CIA John Brennan nói tuyên bố của ông Trump là “phản quốc”, cấu thành tội khiến ông Trump có thể bị luận tội.
FBI từ chối việc Tổng thống Putinra điều kiện vềviệcthẩm vấn điệp viên Nga
Các bình luận của ông Trump vào lúc Công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiếp tục điều tra hai nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹvà nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga.
Hai vị Tổng thống Mỹ-Nga đã liên tục phủ nhận các cáo buộc này. Nhưng ông Mueller đã cáo buộc hơn 20 người Nga giữ vai trò trong nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Tại cuộc họp báo chung với ông Trump ở Phần Lan, ông Putin lại phủ nhận việcNgacan thiệp vào bầu cử Mỹ.
Ngày 18.7, Giám đốc FBI Christopher Wray nói Nga tiếp tục âm mưu gây chia rẽ ở Mỹ, sử dụng tin giả và xuyên tạc để làm dân Mỹ hoang mang.Ông cũng nói việc Nga đề nghị giúp cuộc điều tra 12 sĩ quan tình báo quân đội Nga (GRU) bị Mỹ buộc tội hoạt động gián điệp “không được đề cao trong danh sách kỹ thuật điều tra của chúng tôi”.
Nhóm sĩ quan GRU bị Mỹ nghi tấn công máy chủ điện toán của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ và của ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, trong nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Tại cuộc họp báo chung với ông Trump, ông Putin gợi ý giúp, nhưng đổi lại Nga có quyền thẩm vấn những người thân cận nhà tài phiệt Mỹ gốc Anh Bill Browder, một người kịch liệt chống ông Putin. Ông Putin nói: “Chúng tôi muốn nêu trường hợp ông Browder. Bạn làm ăn của ông này kiếm được 1,5 tỉ USD ở Nga. Họ không hề nộp thuế ở Nga và cả ở Mỹ, nhưng tiền thì bay khỏi Nga, được chuyển đến Mỹ, và họ góp số tiền khổng lồ 400 triệu USD cho quỹ tranh cử của bà Clinton”.
Ông Putin nói vụ đóng góp có thể chính đáng, nhưng số tiền kiếm được là trái phép, nên Nga có lý do để tin một số quan chức tình báo đã hướng dẫn và giúp thực hiện các vụ chuyển tiền, nên chúng tôi muốn thẩm vấn họ”.
Theo hãng tin RIA Novosti ngày 18.7, Viện Kiểm sát liên bang Nga cũng dự tính sẽ chính thức đề nghị chính quyền Mỹ thẩm vấn một số quan chức Mỹ và các điệp viên Mỹ, trong một nỗ lực điều tra hình sự chống lại ông Browder. Một trong những quan chức Mỹ mà Viện muốn thẩm vấn là cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michaek McFaul.
Ông McFaul viết Twitter ngày 18.7, nêu hy vọng Nhà Trắng sẽ lên án “yêu sách vô lý của Putin”, trong khi các nghị sĩ yêu cầu ông Trump bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Nga.
Bích Ngọc (theo AP, Guardian)