Một trong những nội dung của đề án là đổi mới và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng các nền tảng công nghệ số…

Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng nền tảng công nghệ số

Thu Anh | 30/03/2023, 06:00

Một trong những nội dung của đề án là đổi mới và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng các nền tảng công nghệ số…

Giúp phát triển bền vững sản phẩm của doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH-CN nghiên cứu xây dựng đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Hiện Bộ KH-CN đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt đề án nêu trên và dự thảo tờ trình.

Theo Bộ KH-CN, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) phải thích ứng trong tất cả các lĩnh vực, như mô hình Đo lường 4.0 (Metrology 4.0); mô hình Tiêu chuẩn hóa 4.0 (Standardization 4.0); mô hình Công nhận 4.0 (Accreditation 4.0).

Trong bối cảnh hiện nay, với sự xuất hiện của các hiện tượng biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về mô hình của các nền kinh tế trong tương lai với các vấn đề về thương mại toàn cầu, các vấn đề xã hội, khủng hoảng sau đại dịch COVID-19…

phat-trien-ha-tang-chat-luong-quoc-gia.jpg
CMCN 4.0 đòi hỏi hạ tầng chất lượng quốc gia phải thích ứng trong tất cả các lĩnh vực - Ảnh: TTXVN

Theo đó, có ý kiến cho rằng các tổ chức, doanh nghiệp chỉ hướng tới vấn đề chất lượng và năng lực cạnh tranh là không đủ. Doanh nghiệp cần phải thiết lập mô hình phát triển kinh tế bền vững về mặt xã hội và môi trường. Theo Bộ KH-CN, điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng lại các định hướng cung cấp dịch vụ của mô hình NQI.

Liên quan đến phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam, theo dự thảo của Bộ KH-CN, trong giai đoạn vừa qua, nền tảng NQI đã trở thành một công cụ giúp các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa; giúp doanh nghiệp có cơ sở để cải tiến kỹ thuật, thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Với NQI, các doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất, nhập khẩu, biết chính xác chất lượng sản phẩm do mình sản xuất hoặc mua vào. Điều đó giúp cho tổ chức giữ được uy tín và phát triển bền vững sản phẩm do họ cung cấp.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ tích cực trong việc xây dựng NQI, nhưng Bộ KH-CN cho rằng vẫn còn tồn tại một khoảng cách nhất định về trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý so với các nước trong khu vực, các nước phát triển.

Đổi mới theo hướng hiện đại

Dự thảo nêu rõ, mục tiêu chung của đề án là tạo nền tảng pháp lý và kỹ thuật để hình thành được hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận từ Trung ương đến địa phương.

Hình thành và phát triển các tổ chức, mạng lưới chuyên gia của Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Đổi mới và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng các nền tảng công nghệ số, các mô hình quản lý tiên tiến, nâng cấp hạ tầng thiết bị, công nghệ chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia. Chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 45 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu.

Tỷ lệ hài hoà của hệ thống quốc gia với tiêu chuẩn, quy tắc thực hành, hướng dẫn, khuyến nghị (viết tắc là tiêu chuẩn) quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 70%. Cơ bản hoàn thiện toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, như chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng xanh...

Đến năm 2035, hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển NQI, trong đó có Luật Đo lường và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý khác có liên quan. Chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 40 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu.

Tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 75%; tối thiểu 12.000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về hạ tầng chất lượng quốc gia. Mở rộng tối thiểu 5 lĩnh vực có khả năng đo và hiệu chuẩn được thừa nhận quốc tế...

Bài liên quan
Đã có 61 tỉnh thành ra mắt Tổ công nghệ số cộng đồng
Đến ngày 26.9.2022, 61/63 tỉnh thành trên cả nước đã triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng nền tảng công nghệ số