Năm 2018 đã đánh dấu quan hệ của Nga với các nước phương Tây xấu đi nghiêm trọng trước bối cảnh nhiều vụ bê bối, đụng độ liên tiếp xảy ra. Mỹ và Nga hiện đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu địa chính trị sôi sục có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp.

Quan hệ Nga-Mỹ khó cải thiện trong năm 2019

Hoàng Vũ | 25/12/2018, 06:36

Năm 2018 đã đánh dấu quan hệ của Nga với các nước phương Tây xấu đi nghiêm trọng trước bối cảnh nhiều vụ bê bối, đụng độ liên tiếp xảy ra. Mỹ và Nga hiện đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu địa chính trị sôi sục có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik trước thềm năm 2019, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đã bàn về nỗ lực đàm phán song phươnggiữa Nga và Mỹ, cũng nhưphản ứng của Moscow đối với Washington khi hủy bỏ Hiệp ước INF, và cái giá của một cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước.

Liên quan đến vấn đề đàm phán song phương giữa Nga và Mỹ, ông Sergei Lavrov cho biết: “Chúng tôi đã quen với thực tế rằngcác yếu tố cơ hội liên quan đến chính trị của Mỹ ảnh hưởng đến quan hệ song phương vớiNga và tạo thêm khó khăn trong việc xây dựng một cuộc đối thoại”.

Ông Lavrov nhấn mạnh Nga luôn ủng hộ việc phát triển một cuộc đối thoại bình thường với Mỹdựa trên các nguyên tắc hiểu biếtvà tôn trọng lợi ích lẫn nhau.Tuy nhiên, cho đến nay, không thể đi theo hướng này vì những hành động không thân thiện từ phía Washington kèm theo những nỗ lực không ngừng để gây áp lực cho Moscow với sự trợ giúp của các công cụ kinh tế, chính trị, quân sự.

Do đó, công việc trong các lĩnh vực quan trọng của chương trình nghị sự song phương và quốc tế, bao gồm cả những lĩnh vực liên quan đến duy trì sự ổn định và an ninh trên thế giới, đã bị đình trệ.

Nga luôn muốn xây dựng quan hệ dựa trên các giá trị cốt lõi với bất kỳ nhà nước nào trên thế giới.Ngoại trưởng Nga khẳng định tiềm năng tương tác song phương mang tính xây dựng của Nga là rất lớn.Tuy nhiên, nó vẫn chưa được thực hiện trong nhiều thập niên quavì nhiều lý do khách quan.

Tổng thống Vladimir Putin, tại một cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires (Argentina)nói rằng ông sẵn sàng gặp gỡ với Tổng thống Donald Trump khi phía Mỹ sẵn sàng. Bây giờ thật khó để những liên hệ như vậy có thể xảy ra.

“Trong hội nghị thượng đỉnh Helsinki vào ngày 16.7, người Mỹ đã trao các đề xuất cụ thể liên quan đến chương trình nghị sự cho một cuộc thảo luận chuyên sâu kéo dài về ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí.Thật không may, cho đến nay vẫn chưacó mong muốn đàm phántừ phía Mỹ.Họ né tránh đối thoại, họ không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào sau đó”, ông Lavrov cho hay.

Ngoài ra, ông Lavrov tin rằng sự sụp đổ của Hiệp ướcTên lửa hạt nhân tầm trung (INF) có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược.Ông nói thêm: “Chúng tôi không thểbỏ qua việc triển khai các tên lửa mới của Mỹ nhằm đe dọa Nga và các đồng minh của chúng tôi.Tuy nhiên, Nga không quan tâm đến một cuộc chạy đua vũ trang hay khủng hoảng về tên lửa mới”.

Bàn về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ, Nga và NATO, Ngoại trưởng Nga tiếp tục cho biết:

“Một cuộc xung đột vũ trang liên quan đến hai cường quốc hạt nhân hàng đầu là Nga và Mỹsẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.Và chắc chắn sẽ không hề có bên thắng cuộc trong một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu.Tôi tin rằng tất cả mọi người trên thế giới đều hiểu rõ điều này.

Áp lực đối đầu giữa hai nước đang ngày càng leo thang cộng thêm các kênh đối thoại cũngđang bị đóng băng.Những yếutố dẫn đến sự phá vỡ các thỏa thuận quốc tế lớn về ổn định chiến lược của cả Nga và Mỹluônđượcquan tâm đặc biệt.

Một cuộc xung đột vũ trang, dựa trên các công cụ quyền lực chắc chắn sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa của cấu trúc an ninh toàn cầu và góp phần vào một cuộc chạy đua vũ khi trên quy mô lớn.

Tất nhiên, chúng tôi đang thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia và tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, điều mà Tổng thống Putin đã luôn nhấn mạnh. CảNga và Mỹ cùng các quốc gia phương Tây sẽ phảichịu một phần trách nhiệm lớn cho tương lai của nhân loại, cho việc tìm kiếm câu trả lời hiệu quả đối với nhiều thách thức và mối đe dọa trênthế giới.

Và chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây hãy hành động tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắccủa luật pháp quốc tế, dựa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Mặc dù căng thẳng giữa Mỹ - Nga ngày càng có xu hướng leo thang nhưng cả Washington lẫn Moscow đều chưa từng đề cập tới việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được những mục tiêu về chính trị hay quân sự.

Nhìn chung, theo nhiều chuyên gia nhận định,mối quan hệ song phương của Mỹ và Nga dường nhưđã "chạm đáy" trong thời gian gần đây. Tuy vậy, trong vòng một năm tới, sẽ không có mâu thuẫn về mặt lý tưởng, kinh tế hay lãnh thổ nào đủ lớn để kích động một cuộc chiến toàn diện và có quy mô lớn.

Hoàng Vũ (theo Sputnik)
Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ Nga-Mỹ khó cải thiện trong năm 2019